Thi tiên Lý Bạch cạn chén cùng trăng |
Với con mắt của chúng ta thời nay, lấy phải một người chồng như Lý Bạch là điều bất hạnh nhất của một người phụ nữ.
Trong suốt cả cuộc đời, ngoài việc làm thơ và “chìm trong cơn say” ra, ông chẳng làm được gì: không làm nổi một kiếm khách, không đắc đạo thành tiên, cũng không trở thành một nhân vật như người mà ông hằng ngưỡng mộ.
Ông sáng tạo ra những áng thơ diệu tuyệt lưu danh muôn thuở, nhưng cũng có tiếng để đời với hình tượng của một người cha, người chồng thất bại nhất.
Thi tiên chiêm bao bên "bạn hiền" |
Lý Bạch sống ở vùng Tây Vực, chịu ảnh hưởng tất yếu phong tục, tập quán, văn hóa của tộc người Đột Quyết - tộc người vẫn theo chế độ Mẫu hệ, coi trọng địa vị, thân phận của người phụ nữ, đàn ông kết hôn sẽ theo về nhà vợ ở.
Xem thêm:
Lý Bạch - Bậc 'Thi Tiên' vĩ đại của nhà Đường
Vì thế, hẳn Lý Bạch luôn cảm thấy vinh dự khi làm rể và ở rể cửa nhà quan lớn người Hán. Nhưng sự việc lại không đơn giản như vậy. Việc ông “vịn vào nhà quyền quý mà leo lên” để nâng cao địa vị thân phận của mình khó tránh khỏi cái sự tầm thường. Có lẽ, bi kịch cuộc đời Lý Bạch bắt nguồn từ quan niệm hoàn toàn khác biệt giữa người Hán và người Đột Quyết này.
Cuộc hôn nhân mà ông lựa chọn chẳng hề đem đến sự nghiệp vẻ vang, nhiều tiền nhiều bạc cho ông, ngược lại còn khiến ông chuốc lấy bao phen sầu muộn, khiến ông chỉ biết tìm đến rượu bầu bạn và rồi thơ cứ thế tuôn trào.
Trăng, thơ, rượu luôn bầu bạn cùng thi tiên |
Khi 27 tuổi, ông kết hôn lần đầu tiên với bà Hứa. Bà Hứa xuất thân con nhà danh gia vọng tộc, ông nội từng làm tả thừa tướng, cụ nội từng được phong làm An Lục quận công.
Khi lấy bà Hứa, phần lớn thời gian Lý Bạch sống ẩn cư, ngoài lúc cày cấy, ông ngày ngày đọc sách, thỉnh thoảng rủ bạn đến nhà cùng làm thơ uống rượu. Nhưng thời gian sau, ông thường xuyên xa nhà, có lúc là vì muốn tìm cơ hội làm quan, có lúc là để đi thăm thú danh lam thắng cảnh. Có thể thấy mối quan hệ vợ chồng có sự thay đổi. Chắc hẳn ông đã chán ngán thân phận ở rể. Ở rể nào phải chuyện mát mặt gì trong truyền thống văn hóa Trung Quốc. Sau khi bà Hứa qua đời, cảm thấy áp lực dồn dập đổ lên đầu, ông biết mình khó mà ở trong nhà họ Hứa, bèn ôm hai con về Sơn Đông kiếm ăn, nhờ vả người thân bạn bè.
Đến đây, ông nhanh chóng sống chung với một bà họ Lưu, với ý định để bà này chăm lo cho hai đứa con. Bà Lưu này không phải con người lãng mạn, hoàn toàn không có hứng thú với thơ của Lý Bạch, hơn nữa biết được ý định của ông, bà càng cảm thấy chán ghét một ông chồng cả ngày chỉ biết uống rượu làm thơ, ba hoa khoác lác mà không biết kiếm ra một xu nuôi sống gia đình. Đây là cuộc hôn nhân khiến ông cảm thấy buồn bực nhất vì ông luôn bị bà ta chì chiết, giễu cợt, chửi rủa vào cái lý tưởng cao xa, niềm vui thú với sông nước với thơ phú với rượu của ông. Cuối cùng hai người bỏ nhau.
Người thứ ba chỉ được làm thiếp, tên bà không được lưu lại, việc bà luôn sống cùng Lý Bạch, hay ly hôn và ngay cả chuyện bà sống chết thế nào cũng đều không được nhắc đến, chỉ biết rằng, bà có một người con trai với ông.
Người vợ thứ 4 của ông và cũng là người cuối cùng lấy ông về làm chồng chính là cháu gái của tể tướng Tông Sở Khách, lúc ấy ông chừng 50 tuổi. Thân phận ở rể trong phủ nhà họ Tông lại còn có hai đứa con riêng chắc chắn sẽ khiến ông không được nhà họ Tông tôn trọng, nể nang. Vì thế, sau khi lấy Tông phu nhân không lâu, ông lại vội vàng phiêu bạt khắp nơi không chịu về nhà. Qua những lá thư ông viết cho vợ, cho thấy ông rất yêu thương bà, nhưng ông không có cơ hội được cảm nhận sự ấm áp của một mái ấm gia đình.
Thi tiên “ôm trăng tự vẫn” trên dòng Thái Thạch |
Cuối cùng, sau nhiều biến cố xảy ra, vào một đêm trăng tuyệt đẹp, khi thi tiên ngất ngư men rượu, ông “ôm trăng tự vẫn” trên dòng Thái Thạch, kết thúc bi kịch của một đời “sống trong cơn say, chết trong chiêm bao”.