Uber được cho là đang đàm phán để có được Careem - một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Dubai đã phát triển thành ứng dụng gọi xe lớn nhất ở Trung Đông kể từ khi được thành lập vào năm 2012.
Careem hiện có hơn 30 triệu khách hàng và lợi thế sân nhà đã khiến công việc kinh doanh của Uber trở nên khó khăn kể từ khi gia nhập thị trường Trung Đông vào năm 2013.
Thỏa thuận của Uber đã định giá Careem vào khoảng 3 tỷ USD. Trong khi đó, Careem được định giá hơn 2 tỷ USD tại vòng cấp vốn cuối cùng vào tháng Mười.
Uber có một hồ sơ theo dõi hỗn hợp trên thị trường quốc tế. Trong 3 năm qua, công ty này đã rút lui khỏi Trung Quốc, Nga và 8 quốc gia Đông Nam Á.
Nhưng Uber đã và đang thực hiện tham vọng toàn cầu của mình khi chuẩn bị cho lần phát hành chứng khoán lần đầu ra trước công chúng (IPO) và có khả năng muốn nâng cao vị thế của mình tại các thị trường như Trung Đông. CFO Nelson Chai cho biết vào tháng 11 rằng công ty đã đầu tư vào "thị trường tiềm năng cao ở Ấn Độ và Trung Đông nơi chúng tôi tiếp tục củng cố vị trí lãnh đạo của mình."
Cắt lỗ
Việc sáp nhập với Careem có thể giúp Uber giảm gánh nặng tổn thất.
Ông Michael Ramsey, giám đốc cấp cao của công ty tư vấn Gartner cho biết: "Trong thị trường này, việc sáp nhập thường là một tín hiệu cho thấy một hoặc cả hai công ty đang phải chịu chi phí cạnh tranh. Một sự hợp nhất, về mặt lý thuyết, làm giảm chi phí cho việc giữ chân các tài xế. Có một số lợi ích của quy mô khi sử dụng một đầu ra duy nhất, nhưng chủ yếu là giảm sự cạnh tranh".
Uber cho biết vào tháng trước họ đã mất 1,8 tỷ USD trong năm 2018. Công ty khởi nghiệp có giá trị cao nhất ở Mỹ, dự kiến sẽ ra mắt chứng khoán trước công chúng trong năm nay.
Careem cũng có thể ưu tiên thỏa thuận trước khi Uber ra mắt chứng khoán, điều có thể tăng hàng tỷ USD cho đối thủ cạnh tranh.
"Careem có thể sẽ nghiêng nhiều hơn về phía được mua lại bởi Uber để bảo vệ giá trị và tránh tổn thất thêm một khi Uber có thêm 'hỏa lực' nhờ IPO của mình", ông Khaldoon Tabaza, người sáng lập công ty điều hành khởi nghiệp iMena Group, cho biết.
Nhưng sự bất ổn trong khu vực có thể làm tăng rủi ro cho Uber, ông Tabaza nói thêm. Careem hoạt động tại 22 thành phố ở Pakistan, nơi hiện đang là điểm nóng trước các cuộc xung đột tiềm năng với nước láng giềng Ấn Độ.
Đối tác chung
Một sự tiếp quản có thể được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư đã ủng hộ cả hai công ty.
Vào năm 2017, nhà sản xuất ô tô Daimler đã đầu tư vào Careem vài tháng sau khi tuyên bố sẽ hợp tác với Uber để giới thiệu những mẫu xe tự lái trên mạng lưới này.
Chính phủ Arab Saudi cũng đang chi tiền 100 triệu USD cho cổ phần của Careem vào năm 2016 và "rót" 3,5 tỷ USD vào Uber trong cùng năm.
Việc kết hợp 2 ứng dụng sẽ mang lại cho Uber sự thống trị hoàn toàn tại thị trường Trung Đông, nhưng một số nhà phân tích đặt câu hỏi liệu một động thái như vậy có cho phép hãng này tăng giá và lợi nhuận hay không.
Ông Hubert Horan, một nhà tư vấn vận tải độc lập cho biết: "Vấn đề lớn hơn là ngay cả khi có sự thống trị, không có bằng chứng nào cho thấy bất kỳ công ty nào trong số này thực sự có thể kiếm được lợi nhuận bền vững trong khi vẫn cung cấp trước mức giá và tính sẵn có của phương tiện khiến chúng trở nên phổ biến".
Một thỏa thuận cũng có thể bị cản trở bởi lợi ích cạnh tranh.
Một trong những nhà đầu tư hàng đầu của Careem là công ty thương mại điện tử lớn nhất Nhật Bản -Ratuken, công ty cũng sở hữu 13% Lyft - một đối thủ khác của Uber.
Careem sẽ đi theo con đường của Souq?
Nhưng công ty Kingdom Holding của hoàng gia Arab Saudi - phía cũng nắm giữ cổ phần tại Careem và Lyft, đã lưu ý rằng họ có thể hỗ trợ cho thỏa thuận giữa Careem và Uber. Giám đốc điều hành của Kingdom Holding, ông Talal Al Maiman nói với trang tin Bloomberg vào tháng 1 rằng công ty của ông sẽ "ủng hộ" việc sáp nhập hai công ty.
Nếu vụ sáp nhập được tiến hành, đây sẽ là lần thứ hai của một công ty khởi nghiệp Trung Đông được mua lại sau khi Amazon (AMZN) thâu tóm công ty khởi nghiệp thương mại điện tử Souq vào năm 2017.
"Các bên liên quan trong khu vực đã hy vọng Careem sẽ phát triển hơn nữa và trở thành một công ty thâu tóm, thay vì sáp nhập vào Uber. Tuy nhiên, việc mua lại bởi Uber cũng có thể được xem là tích cực như một dấu hiệu cho thấy sự hấp dẫn và trưởng thành của thị trường Trung Đông", ông Tabaza nói thêm.