Trong phiên họp khẩn cấp tới đây, Đại hội đồng LHQ sẽ quyết định về một dự thảo nghị quyết tái xác nhận vấn đề Jerusalem hiện tại phải được giải quyết thông qua đàm phán và xem xét lại.
Biện pháp này đã được gửi tới Đại hội đồng Liên hợp quốc sau khi Mỹ tuyên bố bác bỏ tại Hội đồng Bảo an diễn ra vào hôm thứ Hai, ngược lại số phiếu của 14 nước còn lại.
Tình trạng của "thành phố Thánh" là một trong những vấn đề quan trọng nhất của cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, khi cả hai bên tuyên bố Jerusalem là thủ đô của mình.
Quyết định công nhận thành phố Jerusalem là thủ đô của Israel được ông Trump đưa ra vào ngày 6/12 đã dấy lên làn sóng phản đối và biểu tình bạo lực trên khắp thế giới Hồi giáo.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump cho biết Washington sẽ 'để mắt' đến lá phiếu của các nước khác và cảnh báo nước Mỹ sẽ cắt viện trợ cho các quốc gia đi ngược lại tuyên bố của Mỹ về Jerusalem.
"Họ nhận hàng trăm triệu USD, thậm chí hàng tỷ USD và sau đó bỏ phiếu chống lại chúng tôi," ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng.
'Chúng tôi sẽ để ý đến các lá phiếu, hãy cứ để họ chống lại chúng tôi, điều đó giúp chúng tôi tiết kiệm rất nhiều ngân sách".
Bản dự thảo nghị quyết tuy không nhắc đến quyết định của ông Trump nhưng nó cho biết "rất tiếc về những quyết định gần đây" liên quan đến Jerusalem.
Trước cuộc bầu cử, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tuyên bố LHQ là một " ngôi nhà dối trá", nói rằng Israel "hoàn toàn phản đối cuộc bỏ phiếu, kể cả trước khi nó được thông qua".
Ông nói: "Thái độ đối với Israel của nhiều quốc gia trên thế giới, ở tất cả các châu lục, đang thay đổi từ cả bên trong và bên ngoài của 'bức tường' LHQ".
Các nhà ngoại giao mong đợi sự ủng hộ mạnh mẽ cho nghị quyết lần này, mặc dù nước Mỹ đang gây áp lực cho các quốc gia khác bằng cách bỏ phiếu chống lại nghị quyết hoặc ít nhất không tham gia bỏ phiếu.
Trong số 14 quốc gia biểu quyết ủng hộ nghị quyết hôm thứ Hai, các nước Anh, Pháp, Ý, Nhật Bản và Ukraine, dự kiến sẽ giữ vững quan điểm tại hội nghị hôm thứ Năm.
Ngoại trưởng Palestine Riyadh al-Malki cáo buộc Washington là "đe doạ" đối với các quốc gia thành viên và nói rằng "các quốc gia LHQ sẽ bỏ phiếu bằng lương tâm của mình".
Mặc dù các nghị quyết của Đại hội đồng là không bắt buộc, việc bỏ phiếu mạnh mẽ để ủng hộ nghị quyết sẽ có gánh vác gánh nặng chính trị.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tìm cách dẫn dắt hội nghị Hồi giáo liên quan đến tuyên bố về Jerusalem của ông Trump, dự kiến sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Hồi giáo, những người thúc giục thế giới công nhận phần lãnh thổ phía đông của Jerusalem là thủ đô của Palestine.
Theo AFP