Mì ăn liền: lợi, hại? – Kỳ 1: Những con số 'giật mình'

Việt Nam hiện đứng đầu khu vực Đông Nam Á và thứ 2 thế giới (sau Hàn Quôc) về tiêu thụ mì gói. Trung bình một năm mỗi người Việt tiêu thụ 55.1 gói mì trọng lượng trung bình 120gram.
Mì ăn liền: lợi, hại? – Kỳ 1: Những con số 'giật mình'

Mì ăn liền: lợi, hại? – Kỳ 1: Những con số 'giật mình' ảnh 1

Mì ăn liền là loại thực phẩm quen thuộc song nó có thực sự ngon, rẻ, an toàn và bổ dưỡng?. Ảnh Từ Nguyễn

Vì sao người Việt thích mì ăn liền?

Có thể nói, với nhịp sống hối hả của thời hiện đại thì việc sử dụng những loại thực phẩm tiện lợi, ngon miệng như mì ăn liền luôn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Nhiều thương hiệu, nhiều sản phẩm, nhiều chủng loại mỳ gói khác nhau được bầy bán trong khắp các siêu thị cũng như các hàng tạp hóa. Ở việt Nam việc hiếm có một loại sản phẩm, hay thực phẩm nào được người tiêu dùng đón nhận và sử dụng tốt hơn mỳ gói.

Bạn Trần Anh Tuấn, sinh viên Đại Học Công Nghiệp (HN) cho biết: “Sinh viên bên em thì việc lựa chọn mì gói qua bữa là chuyện thường xuyên, đơn giản vì giá rẻ và độ tiên lợi trong chế biến,, chỉ cần 10 phút là có thể xong bữa.”

“Bình thường mình hay làm ca đêm, từ 8h tối đến 2h đêm, giờ đấy về nhà ngoài mì tôm thì còn biết ăn gì nữa. Biết là ăn nhiều mì sẽ không tốt cho sức khỏe nhưng đành chịu. Lương công nhân thấp trong khi đấy phí sinh hoạt thì lại cao,” anh Trần Đức Ninh – Công nhân một công ty sản xuất hàng gia dụng khu công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm cho hay.

Hiện nay trên thị trường có đầy đủ những chủng loại mì khác nhau: có mì chiên dầu, mì không chiên, mì xào… đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Tùy thuộc vào vào từng chủng loại mà giá cả cũng có sự chên lệch, nhưng so với các thực phẩm khác, mì ăn liền vẫn được xếp vào thực phẩm “rẻ” so với thu nhập của người lao động.

Chị Nguyễn Thị Dịu ở Trần Duy Hưng – Cầu giấy – Hà Nội cho hay: “Ở xung quanh cơ quan mình không có nhiều hàng ăn, vì thế các chị em thường mang ăn liền để ăn trưa, vừa rẻ, vừa nhanh, vừa tiện đỡ mất công đi lại tìm hàng ăn. Hôm thì mì gói, hôm thì mì xào nên ăn nhiều cũng không bị chán.”

Dạo quanh một số siêu thị ở quanh khu vực Hà Nội như Big C, Ebest, Thành Đô… các quầy bán mì ăn liền luôn thu hút lượng khách hàng đáng kể, bất kể ngày nào trong tuần.

Theo một số nhân viên tại siêu thị Big C Thăng Long, khoảng từ 17h - 21h luôn là thời gian cao điểm mua sắm, riêng thứ 7, chủ nhật lượng khách còn tăng gấp đôi, thâm chí gấp ba bình thường. Đối tượng đến mua hàng tại các quầy bán mỳ gói chủ yếu là sinh viên và các bà nội trợ.

Anh Lê Văn Chiến, nhân viên bán hàng tại siêu thị Ebest trên đường 32 quận Nam Từ Liêm cho biết: “Công việc hàng ngày của tôi là theo dõi và lấp đầy những gian hàng đã bị khách hàng mua vãn, riêng với khu vực bán mì gói là thường xuyên phải thêm vào nhất. Ở đây có bán đầy đủ các loại mì: mì gói có, mì đóng trong hộp giấy có, mì chiên đã chiên dầu hay chưa chiên qua dầu đều có cả nên đáp ứng được nhiều đòi hỏi của khách hàng.”

Mì ăn liền: lợi, hại? – Kỳ 1: Những con số 'giật mình' ảnh 2

Người tiêu dùng khó có thể biết được chất lượng sản phẩm mì ăn liền trong khi vẫn phải sử dụng hàng ngày. Ảnh Từ Nguyễn

Thị trường tỉ USD

Cũng theo thống kê của Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 5,1 tỷ gói mì, đồng nghĩa với một ngày trung bình trên cả nước tiêu thụ khoảng 13,9 triệu gói.

Hàng loạt những doanh nghiệp sản xuất mỳ ăn liên đã hình thành, khẳng định và đang cạnh tranh nhau khốc liệt trên thị trường sản xuất và phân phối các mặt hàng mỳ ăn liền như; Masan, Acecook, Asia Food… Hàng loạt thương hiệu đã nổi tiếng và tìm được chỗ đứng nhiều năm trên thi trường như Miliket, mì cân Micoem, Hảo Hảo… bên cạnh đó những thương hiệu mới xuất hiện trên thị trường trong những năm gần đây như Omachi, Cung Đình… đã dần được người tiêu dùng chấp nhận và ưa chuộng.

Với những con số thống kê, bên cạnh đó là tốc độ tăng trưởng mạnh về cả nguồn cầu và nguồn cung trên thị trường mì gói thì những hệ lụy về mặt sức khỏe người tiêu dùng do sử dụng nhiều sản phẩm mì gói. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỳ tôm là loại thực phẩm chiên dầu và chứa nhiều chất nếu ăn nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe, đồng thời cũng khuyến cáo nếu ăn nhiều mỳ gói trong thời gian dài thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Ung thư,dạ dày, sỏi thận và các bệnh về tim mạch…

Theo kết quả khảo sát của Ủy ban An toàn thực phẩm (Food Safety Commission) Nhật Bản thì hàm lượng Trans fat trung bình của mì ăn liền 0.13g/100g, thấp hàm lượng Trans fat có trong thực phẩm như thịt bò (0.52g/100), phô mai (0.83g/100g), chocolate (0.15g/100g)…

Đa số các loại mì ăn liền đều đã qua công đoạn chiên rán, hàm lượng chất béo tương đối cao, ăn nhiều sẽ có hại cho sức khỏe.

Ngoài ra một chút rau quả sấy khô đi kèm trong gói mì không thể cung cấp đủ chất xơ và vitamin khiến bạn có nguy cơ bị táo bón trầm trọng.

Nguyễn Từ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.