Môi trường sống ô nhiễm nặng, Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch bệnh

Mương thoát nước "ùn tắc" vì rác thải, rác sinh hoạt tràn lan trên đường, đặc biệt vào mùa mưa khiến Hà Nội đứng trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Nhiều mương thoát nước ở Hà Nội đã bị biến thành mương rác, gây tắc nghẽn và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong khi mùa mưa đã tới.
Nhiều mương thoát nước ở Hà Nội đã bị biến thành mương rác, gây tắc nghẽn và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong khi mùa mưa đã tới.
Môi trường sống ô nhiễm nặng, Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch bệnh ảnh 1Kênh, mương vốn có chức năng thoát nước cho các khu dân cư, thế nhưng có một thực tế, các mương thoát nước đang xuất hiện tình trạng ô nhiễm, rác thải sinh hoạt bủa vây khiến những nơi này trở thành môi trường lý tưởng của nhiều loại dịch bệnh.
Môi trường sống ô nhiễm nặng, Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch bệnh ảnh 2Nguyên nhân chính dẫn đến việc ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng là do ý thức của người dân sống xung quanh khu vực này, rác thải và nước sinh hoạt được bỏ trực tiếp xuống kênh, hệ thống thoát nước bị rác chặn lại không thoát ra được.
Môi trường sống ô nhiễm nặng, Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch bệnh ảnh 3Đặc biệt là ô nhiễm ở các mương thoát nước trong khu dân cư, đây là nơi muỗi đẻ trứng cộng với thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện cho các dịch bệnh bùng phát, trong đó có số xuất huyết.
Môi trường sống ô nhiễm nặng, Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch bệnh ảnh 4 Nhiều khu vực nhà trọ, điều kiện sinh hoạt tạm bợ. Mùa mưa sắp đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh có thể xảy ra, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết đang đe dọa cuộc sống của người dân xung quanh.
Môi trường sống ô nhiễm nặng, Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch bệnh ảnh 5 Với điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay, mương rác thải vừa khiến cho không khí bị ô nhiễm, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh rình rập cùng với đó là nguy cơ ngập úng các mương nước khi mùa mưa bão đến.
Môi trường sống ô nhiễm nặng, Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch bệnh ảnh 6 Tại một khu vực khác trên phường Ngọc Hà , quận Ba Đình, Hà Nội, người dân trong ngõ 279, đường Đội Cấn  phải sống trong bầu không khí ô nhiễm, nồng nặc mùi rác thải dưới mương nước.
Môi trường sống ô nhiễm nặng, Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch bệnh ảnh 7 Theo ghi nhận của phóng viên ngày 12/6, mương nước có màu đen đặc, nổi váng. Trên mặt nước nhiều loại  rác thải từ bốc mùi hôi thối. Đây là môi trường để muỗi, ruồi phát triển nhanh dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Môi trường sống ô nhiễm nặng, Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch bệnh ảnh 8 Rác thải ở đây có nhiều loại, từ rác thải sinh hoạt như túi nilon, bao tải, đồ dùng hằng ngày đến phế thải vật liệu xây dựng bao gồm những mảnh gạch vỡ, tấm tôn lợp mái, những mảng xốp vụn…
Môi trường sống ô nhiễm nặng, Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch bệnh ảnh 9 Tiết trời nắng nóng, mùi hôi thối từ sông Cầu Đá chảy qua ngõ 323 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm) xộc thẳng vào mũi khiến bất kỳ ai ngang qua khu vực này cũng phải bịt mũi khó chịu.
Môi trường sống ô nhiễm nặng, Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch bệnh ảnh 10 Khu vực chân cầu Cầu Am (Hà Đông) từ lâu cũng trở thành điểm đen về môi trường, nơi đổ rác thải của người dân sống quanh khu vực. Sở Y tế Hà Nội cho biết, thời tiết như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng phát triển và lây lan, nhiều dịch bệnh khác cũng có nguy cơ bùng phát.
Môi trường sống ô nhiễm nặng, Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch bệnh ảnh 11 Bên cạch các mương thoát nước, nơi tập kết rác thải sinh hoạt cũng là môi trường cho ruồi, muỗi trú ngụ. Những nơi tập kết thu gom rác được công nhân vệ sinh dọn dẹp nhưng tình trạng ô nhiễm mùi vẫn rất nặng nề. 
Môi trường sống ô nhiễm nặng, Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch bệnh ảnh 12 Hiện nay, trên địa bàn thành phố đang tồn tại cả trăm con kênh, mương lộ thiên và những nguy cơ bùng phát thành ổ dịch từ những con kênh, mương ô nhiễm luôn tiềm ẩn. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay đang đứng trước nguy cơ tái bùng phát dịch sốt xuất huyết trên diện rộng.
Môi trường sống ô nhiễm nặng, Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch bệnh ảnh 13 Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vaccin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, người dân cần tích cực diệt muỗi, lăng quăng phòng, giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ...
Theo VOV
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.