Mòn mỏi cồng chiêng Phước Kiều

Hơn 400 năm có thịnh có suy, làng đúc đồng Phước Kiều (thôn Thanh Chiêm 1, xã Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam) nổi tiếng với sản phẩm cồng chiêng - vẫn tồn tại. Nhưng, sự tồn tại này, trong tương lai, vẫn là một dấu hỏi.
Mòn mỏi cồng chiêng Phước Kiều

Làng nghề 400 năm

Năm 1602, dinh trấn Quảng Nam được lập tại Thanh Chiêm. Những cư dân Thanh-Nghệ theo chúa Nguyễn làm nghề rèn phục vụ chiến tranh được bố trí ngụ gần Dinh trấn. Từ đó, làng Chú Tượng Phước Kiều được lập. Cuối thế kỷ 18, quân Tây Sơn đánh ra, có nhu cầu sản xuất vũ khí tại chỗ, mới lập một làng đúc vũ khí mới, cách Chú Tượng một con lạch ở phía nam, gọi là làng Tạc tượng Đông Kiều. Năm 1832, vua Minh Mạng sáp nhập hai làng, thành làng đúc đồng Phước Kiều.

Mòn mỏi cồng chiêng Phước Kiều - anh 1

Ông Tiễn đang thẩm âm chiếc cồng chiêng vừa làm xong

Dưới triều Nguyễn, sản phẩm Phước Kiều chủ yếu phục vụ sinh hoạt nghi lễ của quan lại và hành cung của Dinh trấn như nồi niêu, xoong chảo, lư đèn, chiêng khánh… Nhiều nghệ nhân được triều đình gọi ra Phú Xuân đúc đỉnh, vạc, ấn tín. Một số được phong "Cửu phẩm đội trưởng". Lúc này, nhiều vị được cử ra tiền cung Ái Tử (Quảng Trị) đúc đỉnh, vạc. Ở đây, họ gặp đồng bào thiểu số Cam Lộ, mới học cách làm cồng chiêng. Cửa khẩu Lao Bảo, cửa An Khê được thông thương đã, mở ra một thị trường mới cho Phước Kiều. Từ đây, cồng chiêng Phước Kiều được bán lên Tây Nguyên

Vắng bóng nghệ nhân

Bây giờ, số nghệ nhân Phước Kiều đúc được cồng chiêng chỉ còn bốn người: Dương Quốc Thuần (52 tuổi), Dương Ngọc Sang (76 tuổi), Dương Nhi (82 tuổi), Dương Ngọc Tiễn (53 tuổi), cùng trú thôn Thanh Chiêm 1. Những người này có cơ sở đúc đồng riêng, có thuê nhân công và người làm công trẻ nhất của họ cũng đã… 45 tuổi!

Mòn mỏi cồng chiêng Phước Kiều - anh 2

Các công nhân đang rót đồng vào khuôn

Ông Dương Ngọc Tiễn cho biết, giai đoạn cực thịnh của làng nghề là những năm 50-60 của thế kỷ trước; khi ấy, nhà nhà làm cồng chiêng, người người buôn cồng chiêng, còn thuê máy bay để chở cồng chiêng bán ra Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đác Lắc, Kon Tum, Lâm Đồng, Phú Yên...

Năm 2005, “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được UNESCO công nhận là “Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Làng nghề phục hồi bằng việc đúc cồng chiêng bán cho đồng bào Tây Nguyên. Thế nhưng, do thời gian đã quá lâu, còn quá ít người biết đúc cồng chiêng, mà lớp trẻ thì không ai mặn mà. Bởi, theo ông Tiễn, để làm ra một cái chiêng, đòi hỏi phải nắm bắt kỹ thuật phức tạp. Như trong việc làm khuôn, tùy theo vật được đúc để cân bằng lượng trấu và đất sét; việc chọn nguyên liệu phải cân đối lượng đồng, thiếc, nickel thế nào… Chưa kể, phải đến tận nơi đồng bào ở, lắng nghe kỹ âm thanh chuẩn rồi mới về thẩm âm. Đó là những bí quyết, nếu không có quyết tâm, không dễ gì học được.

Chậm chạp cải thiện

Năm 2011, UBND huyện Điện Bàn ra Quyết định số 9134 về “Phê duyệt dự án đầu tư và phát triển làng nghề truyền thống đúc đồng Phước Kiều gắn với du lịch”. Chính ông Tiễn viết đề án. Từ đó, dù luôn là điểm đến của những ngày hội văn hóa, như năm 2006, Phước Kiều được Tổng cục Du lịch chọn làm điểm tham quan của Bộ trưởng Du lịch các nước tham dự Hội nghị APEC, nhưng đến nay, vẫn thưa vắng khách du lịch đến nơi này.

Thực tế, để xúc tiến đề án, UBND tỉnh cũng đã đầu tư làm nhà truyền thống, trùng tu nhà thờ tổ cửu tộc, hỗ trợ kinh phí triển lãm hội chợ… Nhưng, theo ông Tiễn, việc đầu tư chưa có chiều sâu. Cụ thể, những lớp tập huấn chưa tuyên truyền cho người dân hiểu được lợi ích lâu dài của việc triển khai du lịch cộng đồng, chưa hình thành được con người làm du lịch bài bản, chưa tạo được sự đoàn kết giữa các hộ… Và đặc biệt, làng nghề chưa có một danh xưng xứng đáng nào.

Đúc cồng chiêng Tây Nguyên, ngoài Phước Kiều còn có làng Bằng Châu ở Bình Định, cũng chung tình trạng như Phước Kiều. Hai mươi năm nữa, khi bốn người biết đúc cồng chiêng còn lại ở Phước Kiều qua đời, ai sẽ là người thay thế, rồi cồng chiêng Tây Nguyên sẽ ra sao? Phước Kiều nằm trên tuyến hành lang du lịch Hội An - Mỹ Sơn, rất thuận lợi triển khai du lịch và chỉ có thể gắn với du lịch. Nên, các cấp ngành cần công nhận làng nghề là di sản phi vật thể quốc gia, đồng thời mở những lớp đào tạo đúc đồng, du lịch một cách bài bản rồi kêu gọi lớp trẻ tham gia. Có như vậy, làng nghề mới tồn tại được”, ông Tiễn khẳng định.

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm:

- Nhìn lại 10 năm Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO vinh danh

- MV "vũ điệu cồng chiêng" của Tóc Tiên "gây sốt" cộng đồng mạng

- Rừng lớn lại vang tiếng cồng chiêng…

Tòa án Nepal ra lệnh hạn chế giấy phép leo núi Everest
Tòa án Nepal ra lệnh hạn chế giấy phép leo núi Everest
Tòa án tối cao Nepal vừa ra lệnh hạn chế số lượng giấy phép leo núi đối với đỉnh núi Everest và các đỉnh núi khác. Quyết định này được đưa ra ngay trước thềm mùa leo núi mùa xuân, thời điểm thu hút hàng trăm nhà thám hiểm đổ về dãy Himalaya.
Nhiều khu vực có mưa và dông
Nhiều khu vực có mưa và dông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy vân Quốc gia, ngày và đêm 4/5, trên cả nước nhiều khu vực có mưa và dông, cục bộ có mưa to.
Nhật Bản: Khó khăn trong quảng bá sản phẩm địa phương do chữ viết
Nhật Bản: Khó khăn trong quảng bá sản phẩm địa phương do chữ viết
Chính quyền tỉnh Ibaraki đã gặp khó khăn trong việc quảng bá đặc sản thịt bò Hitachiwagyu của địa phương, sau khi một cuộc khảo sát cho thấy một tỷ lệ đáng kể thanh niên Nhật Bản không thể đọc được các ký tự chữ Hán (kanji) trong tên của thương hiệu thịt bò này.
Nét đẹp tự nhiên trong từng chi tiết đèn kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết bí đỏ: Nét đẹp tự nhiên trong từng chi tiết đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Mẫu đèn Squash là một trong những tác phẩm điêu khắc bằng kính màu xuất sắc nhất của Tiffany Studios, được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp tự nhiên của hoa và lá bí đỏ. Thiết kế độc đáo với hình dạng quả bí kết hợp cùng kỹ thuật chế tác tinh xảo đã biến chiếc đèn này trở thành một kiệt tác nghệ thuật đầy ấn tượng.
Ảnh minh hoạ.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận 1,5 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin công dân
(Ngày Nay) - Bộ Công an cho biết, tính đến giữa tháng 4/2024, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 16 bộ, ngành, 1 doanh nghiệp nhà nước, 3 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương, tiếp nhận 1,5 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin công dân, 650 triệu yêu cầu đồng bộ thông tin công dân.
Các đại biểu tham quan triển lãm.
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ đã diễn ra ngày 3/5, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nhân Kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu.
Từ ngày 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ trực tuyến
(Ngày Nay) - Tổng số lượt sử dụng tài khoản định danh điện tử trên các Cổng dịch vụ công đến nay là trên 29,37 triệu, số lượt đăng nhập trên ứng dụng Etax của Tổng cục Thuế là gần 2,1 triệu lượt, số lượt đăng nhập trên ứng dụng VssID của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là hơn 10,4 triệu lượt. Tổng số tiền tiết kiệm được cho nhà nước ước tính 469 tỷ đồng.