Một lãnh đạo dầu khí nghỉ phép, đi nước ngoài?

(Ngày Nay) -Bộ Công Thương cho hay chưa nhận được thông tin về việc lãnh đạo của PV Power đi nước ngoài bằng hộ chiếu phổ thông. Nguồn tin khác thì cho rằng lãnh đạo này có thể đã nghỉ việc.
Ông Lê Chung Dũng đã rời PV Power? Ảnh: Thời Báo Kinh Doanh.
Ông Lê Chung Dũng đã rời PV Power? Ảnh: Thời Báo Kinh Doanh.

Mới đây, xuất hiện nguồn tin cho biết ông Lê Chung Dũng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV Power), một doanh nghiệp lớn thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đã xin nghỉ phép, đi việc cá nhân ở nước ngoài hơn 3 tuần và vẫn chưa về. 

Ông Dũng xin nghỉ phép với lý do cá nhân và đi nước ngoài bằng hộ chiếu phổ thông. Nguồn tin trên cho biết Bộ Công Thương đã yêu cầu PVN báo cáo rõ về trường hợp này.

Trao đổi với Zing.vn, một lãnh đạo Bộ Công Thương cho hay Bộ chưa nhận được thông tin về việc này. Đại diện PVN cũng khẳng định với Zing.vn: “PV Power không thấy báo cáo về việc đó”.

Trong khi đó, một cựu lãnh đạo của PV Power, người vừa chuyển công tác khỏi đơn vị này vào năm 2015, cho biết ông Lê Chung Dũng có thể đã rời ghế Phó tổng giám đốc. Vị này cho hay ông không nắm được chính xác thời gian ông Dũng chuyển đi do đã chuyển công tác khỏi PV Tower từ trước đó. 

Hiện tại, trên website chính thức của PV Power, danh sách Ban lãnh đạo của Tổng công ty cũng không còn thấy tên ông Lê Chung Dũng.

Ông Dũng được cho là có liên quan trách nhiệm đến những sai phạm trong triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, khi ông này còn làm ở Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí (PVC), thời kỳ ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch và ông Vũ Đức Thuận làm Tổng giám đốc.

Ngoài ông Dũng, danh sách trên cũng không còn tên ông Trần Đức Chính, người từng giữ chức Phó tổng giám đốc Tổng công ty này.

Cách đây không lâu, Bộ trưởng Công Thương từng ký quyết định áp dụng hình thức kỷ luật "buộc thôi việc" đối với ông Vũ Đình Duy, thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem), nguyên Tổng giám đốc PVTex bởi ông Duy đã vắng mặt tại cơ quan kể từ ngày 24/10 đến nay.

Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) cho biết ông Duy đã xuất cảnh từ trước thời điểm vắng mặt tại Vinachem 2 ngày và chưa nhập cảnh trở lại.

"Ông Vũ Đình Duy đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động và vi phạm quy định về quản lý đoàn đi nước ngoài", Bộ Công Thương đánh giá.

Do vậy, gần đây, Bộ Công Thương đã có những động thái siết lại quản lý việc các lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty đi nước ngoài, công tác, xin nghỉ ốm hay có những việc cá nhân bất thường.

PV Power là Tổng công ty do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư 100%, được thành lập từ năm 2007 với vốn điều lệ hiện tại là hơn 13.000 tỷ đồng. PV Power đang thực hiện một số dự án lớn như: Nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhà máy điện Cà Mau, Nhiệt điện Nhơn Trạch 1 và 2...

Theo Zing
BTC chương trình với nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến những kỷ niệm đẹp cho các bạn học sinh Ảnh: BTC.
Điểm nhấn thú vị trong ngày hội tư vấn tuyển sinh Diễn Châu 3 Open Day
(Ngày Nay) - Tiếp nối 14 mùa tổ chức thành công rực rỡ, Diễn Châu 3 Open Day 2025 đã chính thức khởi động trở lại với chủ đề “Dream Catcher”. Với tinh thần nhiệt huyết cùng những giá trị thiết thực, chương trình nhận được sự hưởng ứng và quan tâm đông đảo từ phía học sinh cũng như các bậc phụ huynh.
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
(Ngày Nay) -  Ngày 6/1, Google cho biết công ty con này của Alphabet đang phải đối mặt với khiếu nại thứ hai từ tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động Mỹ.
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút và giữ chân giáo viên mầm non là một thách thức lớn đối với nhiều địa phương. Tại tỉnh Tây Ninh, tình trạng thiếu giáo viên mầm non đang trở thành một vấn đề nan giải, mặc dù ngành Giáo dục đã nỗ lực tuyển dụng.
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
(Ngày Nay) - Điện ảnh Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi sự cạnh tranh không chỉ dừng lại ở những tác phẩm nội địa mà còn đối diện với làn sóng mạnh mẽ từ các nền điện ảnh châu Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.