Mùa mưa và nguy cơ lũ lụt ở Tây và Trung Phi

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tình hình lũ lụt tại Chad (quốc gia không giáp biển nằm ở trung tâm châu Phi) đang trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.
Những ngôi nhà bị ngập nước ở khu vực Danayre của Yagoua, Cameroon. Ảnh: REUTERS/Desire Danga Essigue
Những ngôi nhà bị ngập nước ở khu vực Danayre của Yagoua, Cameroon. Ảnh: REUTERS/Desire Danga Essigue

Dah Toubada Kadapia, người cha của bảy đứa trẻ, đứng trên một đống bao cát tự chế trong sân nhà ở thủ đô N'Djamena, Chad, xung quanh là nước lũ dâng cao hơn nhiều so với những năm trước, gây ra thiệt hại lớn hơn bao giờ hết.

Theo báo cáo của cơ quan cứu trợ Liên Hợp Quốc OCHA, trong vài tháng qua, mưa lớn đã gây lũ lụt ở tất cả 23 tỉnh của Chad, làm vỡ một con đập ở Bắc Nigeria, phá hủy các công trình cổ ở thị trấn sa mạc Agadez của Niger, và khiến hơn 1.460 người thiệt mạng tại các quốc gia ven Sahara.

Thiệt hại kinh tế do lũ lụt ở châu Phi đang gia tăng. Một báo cáo của Tổ chức khí tượng thế giới công bố vào năm 2021 cho biết thiệt hại đã tăng lên 12,5 tỷ USD trong giai đoạn 2010-2019, gấp đôi mức trung bình của ba thập kỷ trước đó. Các chuyên gia cảnh báo rằng tình hình sẽ còn tồi tệ hơn trong tương lai.

Khu vực Sahel đang bị đe dọa bởi lũ lụt do sự thay đổi trong khí hậu tự nhiên, cường độ mưa gia tăng, quy hoạch đô thị kém và nhiều nguyên nhân khác.

Theo OCHA, một năm sau khi báo cáo đó được công bố, Tây và Trung Phi đã trải qua một trong những thảm họa lũ lụt theo mùa tồi tệ nhất trong lịch sử, với hơn 8,5 triệu người bị ảnh hưởng trên 20 quốc gia.

Theo Wassila Thiaw, Phó Giám đốc Trung tâm dự đoán khí hậu của Cơ quan quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA), mùa này, nhiệt độ cao ở Sahara và các yếu tố khác đã đẩy mùa mưa lên phía Bắc, gây ra những cơn mưa lớn ở những khu vực sa mạc khô hạn. So với kỷ lục lượng mưa từ 1991-2020, từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay là một trong năm giai đoạn mưa nhiều nhất ở khu vực Niger, Chad và một phần miền Tây Mali. Ông cho biết, một số khu vực ở miền Tây Niger và Mali, cũng như biên giới giữa Niger và Nigeria, đã ghi nhận lượng mưa nhiều hơn so với mùa lũ thảm khốc năm 2022.

Mạng xã hội tràn ngập video về những con đường biến thành sông, những chiếc xe tải nửa chìm trong nước và những người dân bị mất nhà đang cố gắng cứu vớt tài sản khỏi những ngôi nhà bị ngập.

Mali đã tuyên bố tình trạng thảm họa quốc gia và lùi thời gian bắt đầu năm học mới thêm một tháng khi các trường học trở thành nơi trú ẩn cho các gia đình bị buộc phải rời bỏ nhà cửa do lũ lụt.

Các chuyên gia khí hậu cho biết nhiệt độ toàn cầu tăng đã làm gia tăng tần suất và cường độ mưa. Tây Phi cũng đang trải qua một chu kỳ tự nhiên kéo dài hàng thập kỷ với mùa mưa ẩm ướt hơn sau hạn hán kéo dài từ những năm 1970 đến 1990.

Năm 2023, Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) và các tổ chức quốc tế khác đã phát động một kế hoạch hành động nhằm cải thiện hệ thống cảnh báo sớm cho các thảm họa thiên nhiên sắp xảy ra ở châu Phi, nơi có tỷ lệ tiếp cận các hệ thống này thấp nhất trên thế giới. Tuy nhiên, theo Andrew Kruczkiewicz, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trường Khí hậu của Đại học Columbia, dữ liệu cho thấy rằng những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất, những người cần những cảnh báo này nhất, thường là những người thiếu trang bị nhất để hành động,

Tại Chad, hơn 40% dân số sống trong cảnh nghèo đói. Nguồn tài nguyên ít ỏi nhưng phục vụ cho 2 triệu người tị nạn trong đó nhiều người sống ở các trại tạm bợ.

Theo Reuters
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.