Mỹ bẽ mặt vì radar trị giá hàng tỷ USD vô dụng

Giới chức quân sự Mỹ chương trình khí cầu phòng thủ tên lửa đã trở thành nỗi bẽ bàng khi các khí cầu không thể xác định được mối đe dọa trên không.
Mỹ bẽ mặt vì radar trị giá hàng tỷ USD vô dụng

Tiết lộ mới đây từ phía giới chức quân sự Mỹ cho biết, hệ thống radar lắm tiền nhiều của từng khiến Lầu Năm Góc bẽ bàng khi một trong những khinh khí cầu giám sát thuộc chương trình khí cầu phòng thủ tên lửa (JLENS) bị đứt dây và lơ lửng trên bầu trời Maryland hồi tháng 5/2015 không thể hoạt động.

Dựa trên thiết bị radar phức tạp trên máy bay, chương trình khí cầu phòng thủ tên lửa (JLENS) được xây dựng nhằm phục vụ theo dõi và giám sát các tên lửa hành trình hoặc máy bay dọc theo bờ biển phía đông của Mỹ.

Mỹ bẽ mặt vì radar trị giá hàng tỷ USD vô dụng ảnh 1

Mỹ từng kỳ vọng rất nhiều vào hệ thống phòng thủ khí cầu này khi hào phóng rút hầu bao 2,7 tỷ USD để phát triển chương trình. Nhưng có lẽ ngay cả đến những người bi quan nhất cũng không thể ngờ JLENS cuối cùng lại trở thành nỗi bẽ bàng với giới chức quân sự Mỹ.

Những thử nghiệm mới đây của quân đội Mỹ ngày càng củng cố nhận định này sau khi chỉ ra rằng các khí cầu không thể xác định được mối đe dọa trên không.

Một báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc cho hay, những sai sót này xuất phát từ lỗi phần mềm “dẫn đến việc một số đối tượng ưu tiên hàng đầu của radar không được xử lý và theo dõi theo như kỳ vọng".

Đặc biệt khi phân tích nhiều đối tượng cùng một lúc, các khí cầu gần như rơi vào tình trạng quá tải khi khó có thể xác định được đâu là quân ta, đâu là địch trong một thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, việc hệ thống neo khí cầu bị lỗi dẫn đến tình trạng một chiếc khí phải tự “kết liễu” cuộc đời sau khi lơ lửng trên bầu trời Maryland hồi tháng 10/2015 mặc dù lực lượng không quân Mỹ ngay sau đó đã cử 2 chiếc F-16 đuổi theo.

Vụ việc ngay sau đó đã được mang ra mổ xẻ và đương nhiên những người chịu trách nhiệm phát triển chương trình đã bị chỉ trích nặng nề vì “trò hề” này.

Tuy nhiên trước đó, JLENS cũng đã từng nhiều lần hứng "bom" từ phía giới chức quân sự, nhưng chính bởi "sự lạc quan" của các đơn vị tham gia sản xuất sản phẩm dẫn đến việc nó vẫn tiếp tục phát triển và trở thành vết đen khó có thể gột rửa đối với Lầu Năm Góc.

Theo VTC News

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.