Một tòa án phúc thẩm Mỹ duy trì lệnh cấm hôn nhân đồng tính ở bốn tiểu bang hôm 6/11 đã chấm dứt những nỗ lực của các nhà hoạt động đấu tranh mở rộng quyền đồng tính trên nước Mỹ và có khả năng sẽ gây ra một "cuộc chiến tòa án tối cao" về vấn đề này.
Vấn đề kết hôn đồng tính sẽ được đưa lên tòa án tối cao Mỹ. |
Quyết định này được đưa ra tại tòa án Cincinnati, nơi được biết đến như một tòa án bảo thủ. Theo đó, hôn nhân đồng tính sẽ bị coi là bất hợp pháp ở 4 tiểu bang bao gồm Ohio, Michigan, Kentucky và Tennessee.
Quyết đinh gây tranh cãi này có thể sẽ được đưa lên tòa án tối cao Mỹ bởi vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn giữa các tòa án phúc thẩm.
Kể từ khi tòa án tối cao bác bỏ dự luật Bảo vệ hôn nhân hồi năm ngoái, nhiều tòa án liên bang đã ban hành một loạt những phán quyết ủng hộ hôn nhân đồng tính. Các nhà hoạt động đã tích cực vận động yêu cầu tòa án tối cao nhìn nhận vấn đề và đưa ra phán quyết cuối cùng về tính hợp pháp của việc kết hôn đồng tính.
Tuy nhiên, hồi đầu tháng 10, tòa án tối cao đã từ chối giải quyết 7 trường hợp phát sinh từ tòa án phúc thẩm. Chính quyết định này đã đem đến một kết quả bất ngờ về sự mở rộng đáng kể của hôn nhân đồng tính trên toàn nước Mỹ. Hiện kết hôn đồng tính đã được hợp pháp hóa ở 32 bang.
Một trong những thẩm phán tòa án tối cao, Ruth Bader Ginsburg, cho biết trong trường hợp có ý kiến bất đồng tại các tòa án phúc thẩm thì tòa án tối cao sẽ được phép can thiệp.
Trong phán quyết hôm 6/11 vừa qua, Sutton, một cựu công tố viên của tòa án tối cao Antonin Scalia cho biết quyền quyết định về tính hợp pháp của hôn nhân đồng tính không nên do các tòa án quyết định. Theo ông, vấn đề này nên dành cho quá trình lập pháp. Ông nói: "Câu hỏi được đặt ra không phải là liệu luật pháp Mỹ có cho phép kết hôn đồng tính hay không mà vấn đề là khi nào và như thế nào".
Sutton cũng đã viết một lời chỉ trích gay gắt đến những đồng nghiệp của mình là thẩm phán đã đã bác bỏ lệnh cấm tại các nước khác. "Hôm nay, đồng nghiệp của tôi dường như đã trở thành con mồi cho khái niệm sai lầm rằng ý định của các nhà soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ có thể được thực hiện bằng cách bóc đi những ý muốn lập pháp và bỏ qua tư pháp độc lập", ông viết.
Các chuyên gia luật cho rằng vấn đề về tính hợp pháp của hôn nhân đồng tính gần như chắc chắn sẽ được đem ra tòa án tối cao của nước Mỹ để xem xét.
>>> Xem thêm:
- IS cáo buộc Mỹ và liên minh giết chết dân thường ở Syria
- Quốc hội Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử sẽ có tới 100 nữ nghị sĩ