Mỹ - Nhật ra tuyên bố chung về kế hoạch tham vấn thương mại

Ngày 25/9, Mỹ và Nhật Bản thông báo dự định kết thúc các cuộc tham vấn thương mại trong vòng khoảng 4 tháng và kiềm chế những hành động "trái với tinh thần” của thỏa thuận ban đầu.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại lễ ký thỏa thuận thương mại song phương ở New York (Mỹ) ngày 25/9/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại lễ ký thỏa thuận thương mại song phương ở New York (Mỹ) ngày 25/9/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Thông báo trên được đưa ra trong một tuyên bố chung sau cuộc hội đàm cùng ngày giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ở New York (Mỹ).

Tại cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã đạt được một thỏa thuận thương mại song phương nhằm giảm thuế đối với các mặt hàng nông sản và công nghiệp. Theo đó, Nhật Bản sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với 7 tỷ USD hàng nông sản của Mỹ, trong đó có lúa mì, lúa mạch, thịt bò và thịt lợn. Đổi lại, Mỹ giảm thuế nhập khẩu đối với 40 triệu USD hàng nông sản của Nhật Bản và nới lỏng hạn ngạch nhập khẩu miễn thuế đối với thịt bò của nước này.

Mặc dù thỏa thuận không đề cập lĩnh vực ô tô, song Thủ tướng Abe cho biết đã nhận được cam kết một lần nữa của Tổng thống Mỹ về việc Washington sẽ không áp mức thuế cao hơn đối với ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản.

Tuyên bố chung được đưa ra sau hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo nêu rõ "trong khi thực hiện một cách trung thực các thỏa thuận, hai nước sẽ cố gắng không có những biện pháp trái với tinh thần của các thỏa thuận cũng như tuyên bố chung này". Tuyên bố cũng cho biết hai nước sẽ nỗ lực nhằm sớm tìm ra giải pháp cho những vấn đề khác liên quan đến thuế xuất nhập khẩu.

Sau khi ký kết thỏa thuận trên, hai nhà lãnh đạo Nhật Bản và Mỹ đều bày tỏ hoan nghênh thỏa thuận đạt được sau 1 năm đàm phán. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định các khoản đầu tư của nước này sẽ gia tăng và cả hai nền kinh tế sẽ phát triển khi thỏa thuận có hiệu lực. Ông bày tỏ tin tưởng thỏa thuận đem lại lợi ích cho cả hai bên ký kết. Các quan chức chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản cũng đánh giá thỏa thuận thương mại mới sẽ đóng góp cho sự phát triển ổn định của thương mại giữa hai nước.

Về phần mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố thỏa thuận trên là “một thắng lợi lớn” đối với nông dân Mỹ, song cho biết hai nước sẽ tiếp tục đàm phán để đạt được một thỏa thuận toàn diện.

Trong một tuyên bố, Hiệp hội lúa mỳ quốc gia Mỹ cho rằng thỏa thuận này sẽ chấm dứt lợi thế chi phí cạnh tranh ngày càng tăng mà lúa mỳ nhập khẩu từ Canada và Australia có được theo Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) sửa đổi, hay còn gọi là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), có hiệu lực từ năm ngoái mà không có sự tham gia của Mỹ.

Mỹ từng tham gia đàm phán TPP, trong đó có Australia, Canada và Nhật Bản. Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận này năm 2017 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông muốn thúc đẩy các thỏa thuận thương mại song phương, cũng như thúc đẩy một thỏa thuận nhằm giảm thâm hụt thương mại khổng lồ với Nhật Bản.

Theo Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, thỏa thuận thương mại mới đạt được dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1 tới sau khi hai nước hoàn tất các thủ tục trong nước. Ông Lighthizer cho biết hai nước sẽ giải quyết vấn đề ô tô trong vòng đàm phán sau, dự kiến diễn ra vào tháng 4/2020.

Ô tô chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thỏa thuận thương mại Mỹ - Nhật trị giá 67 tỷ USD và ông Trump lâu nay nói rằng các nhà sản xuất ô tô Mỹ không được hưởng sự tiếp cận công bằng với thị trường Nhật Bản.

Ông Lighthizer nhấn mạnh Mỹ không có ý định áp thuế bổ sung đối với ô tô nhập khẩu, song kết quả nghiên cứu của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy ô tô nhập khẩu “đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ”. 

Thông báo của Chính phủ Nhật Bản cho biết các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ hướng tới việc dỡ bỏ mức thuế 2,5% mà Mỹ đang áp dụng đối với ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản. Theo số liệu thống kê, Nhật Bản hiện xuất khẩu khoảng 1,7 triệu ô tô/năm sang Mỹ, tương đương khoảng 10% doanh số bán ô tô tại thị trường này.

Theo Báo Tin tức
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Tọa đàm ra mắt sách “Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn” đã diễn ra ngày 4/5 tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, số 65 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sách dày 800 trang, của tác giả Lê Y Linh, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Tri Thức Trẻ Books ấn hành.
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Ngày 3/5, Tập đoàn Google và Bộ Tư pháp Mỹ đã kết thúc phần tranh luận cuối cùng liên quan đến cáo buộc công ty con của Alphabet vi phạm luật chống độc quyền ở mảng công cụ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến. Đây là vụ kiện mang tính bước ngoặt, được đánh giá là có khả năng định hình “tương lai của Internet”.
Tòa án Nepal ra lệnh hạn chế giấy phép leo núi Everest
Tòa án Nepal ra lệnh hạn chế giấy phép leo núi Everest
Tòa án tối cao Nepal vừa ra lệnh hạn chế số lượng giấy phép leo núi đối với đỉnh núi Everest và các đỉnh núi khác. Quyết định này được đưa ra ngay trước thềm mùa leo núi mùa xuân, thời điểm thu hút hàng trăm nhà thám hiểm đổ về dãy Himalaya.
Nhiều khu vực có mưa và dông
Nhiều khu vực có mưa và dông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy vân Quốc gia, ngày và đêm 4/5, trên cả nước nhiều khu vực có mưa và dông, cục bộ có mưa to.
Nhật Bản: Khó khăn trong quảng bá sản phẩm địa phương do chữ viết
Nhật Bản: Khó khăn trong quảng bá sản phẩm địa phương do chữ viết
Chính quyền tỉnh Ibaraki đã gặp khó khăn trong việc quảng bá đặc sản thịt bò Hitachiwagyu của địa phương, sau khi một cuộc khảo sát cho thấy một tỷ lệ đáng kể thanh niên Nhật Bản không thể đọc được các ký tự chữ Hán (kanji) trong tên của thương hiệu thịt bò này.
Nét đẹp tự nhiên trong từng chi tiết đèn kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết bí đỏ: Nét đẹp tự nhiên trong từng chi tiết đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Mẫu đèn Squash là một trong những tác phẩm điêu khắc bằng kính màu xuất sắc nhất của Tiffany Studios, được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp tự nhiên của hoa và lá bí đỏ. Thiết kế độc đáo với hình dạng quả bí kết hợp cùng kỹ thuật chế tác tinh xảo đã biến chiếc đèn này trở thành một kiệt tác nghệ thuật đầy ấn tượng.