Năm 2017 sẽ đẩy mạnh thanh tra, giám sát và xử lý nợ xấu

(Ngày Nay) - Trong định hướng chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2017 công bố mới đây, NHNN đặc biệt nhấn mạnh tới việc thanh tra, giám sát và tập trung xử lý nợ xấu tại các TCTD.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát hệ thống và xử lý nợ xấu sẽ được NHNN đẩy mạnh trong giai đoạn 2016-2020.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát hệ thống và xử lý nợ xấu sẽ được NHNN đẩy mạnh trong giai đoạn 2016-2020.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2017. Theo đó, NHNN sẽ tập trung vào việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng và triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2016-2020.

Trong giai đoạn tiếp theo, NHNN sẽ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hệ thống ngân hàng, hoàn thiện mô hình, tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng.

NHNN đặc biệt tập trung thanh tra, giám sát các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ phát sinh sai phạm. Những lĩnh vực nhắc đến gồm có góp vốn, mua cổ phần; cấp tín dụng và đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết; cấp tín dụng theo ngành, lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản, tiêu dùng và các dự án trung, dài hạn.

Việc cấp tín dụng vượt giới hạn, cho vay đối với khách hàng lớn/nhóm khách hàng lớn; đầu tư, sở hữu chéo và chuyển nhượng cổ phiếu, thoái vốn; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, xử lý nợ xấu, chất lượng tín dụng, mua bán tài sản, dự thu lãi và các khoản phải thu; tăng trưởng cho vay cũng được liệt vào danh sách này.

Đồng thời, NHNN cũng yêu cầu các TCTD chấp hành quy định về lãi suất cho vay và các quy định trong hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng. Các TCTD phải tăng cường hoạt động đánh giá thanh khoản và tài chính cũng như kết quả kinh doanh và mức độ đủ vốn của mình một cách minh bạch.

Ngoài ra, trong năm 2017, NHNN cũng sẽ tiến hành thanh tra, giám sát chặt chẽ các quỹ tín dụng nhân dân trong phạm vi cả nước. Đặc biệt, cơ quan này tập trung kiểm tra đối với các quỹ tín dụng nhân dân chưa được thanh tra trong vòng 2 năm gần đây và các tổ chức yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, để kịp thời phát hiện và xử lý. Vấn đề quản lý tiền mặt, tiền vốn huy động, vốn cho vay, thu nợ, giải ngân... cũng sẽ được tăng cường kiểm tra, giám sát.

NHNN đặc biệt nhấn mạnh việc xử lý nợ xấu, mục tiêu đến năm 2020 sẽ duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống.

Đề án cũng chỉ rõ các TCTD cần kết hợp xử lý nợ xấu với việc hạn chế nợ xấu phát sinh thêm. Các TCTD cần phát hiện và xử lý các vi phạm trong hoạt động tín dụng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng. Đối với các TCTD có nợ xấu lớn mà không tích cực xử lý, không thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.

Các TCTD vi phạm, NHNN sẽ không xem xét, chấp thuận mở mới chi nhánh, phòng giao dịch, ATM, văn phòng đại diện, hạn chế tạm ứng, chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông...

Đề án cũng chủ trương triển khai các giải pháp mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trường, hình thành thị trường mua bán nợ minh bạch, rõ ràng cho sự tham gia của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.

Trước đây, trong một cuộc trao đổi với Zing.vn, ông Cao Sỹ Kiêm – nguyên Thống đốc NHNN - cũng cho biết việc thanh tra, kiểm tra của NHNN đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động tín dụng.

“NHNN giao nhiệm vụ cho ngân hàng thương mại thì phải theo dõi, kiểm tra xem ngân hàng thương mại có thực hiện đúng hay không. Đôi khi trong quá trình thực hiện sẽ phát sinh những vấn đề mà nếu cơ quan quản lý không kịp thời phát hiện sẽ gây ra ảnh hưởng tới toàn hệ thống”, ông Kiêm cho biết.

Ông Kiêm cũng chia sẻ thêm về việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo bên cạnh vấn đề xử lý nợ xấu thì minh bạch tài chính cũng rất quan trọng. Việc các TCTD minh bạch tình hình tài chính sẽ giúp không chỉ nhà đầu tư mà cả cơ quan quản lý có thể nhận biết các tổ chức yếu kém trong hệ thống để kịp thời xử lý.

Theo Zing
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.