Năng lượng cho sĩ tử trong mùa thi

Trước ngưỡng cửa quan trọng bậc nhất của cuộc đời học sinh của con em mình, các bậc phụ huynh thường có tâm lý lo lắng, nên tìm cách bồi bổ cho con em mình trong mùa thi bằng nhiều phương pháp khác nhau như ăn óc heo để bổ não, dùng thuốc tăng cường trí não… Đều này đôi khi mang lại nhiều tác dụng không tốt đối với sức khỏe cũng như kết quả học tập của con em chúng ta. 

Năng lượng cho sĩ tử trong mùa thi

Ăn óc heo có bổ óc?

Áp dụng các kinh nghiệm dân gian một cách rập khuôn và máy móc, nhiều bậc phụ huynh có quan điểm “ăn óc bổ óc”, nên thường sử dụng óc heo như một thực phẩm giúp bồi bổ trí não con em mình trong giai đoạn mùa thi, với nhiều cách chế biến khác nhau; cho con em mình ăn nhiều, ăn liên tục trong thời gian dài, điều này hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học. Về dinh dưỡng, trong óc heo chứa phần lớn là chất béo, đặc biệt là chứa hàm lượng lớn cholesterol, không tốt cho cơ thể. Sử dụng óc heo thường xuyên, cơ thể không thể tiêu hóa, chuyển hóa hết được các thành phần dinh dưỡng có trong óc heo, dấn đến mất cân bằng dinh dưỡng của cơ thể. Từ đó, cơ thể sẽ có biểu hiện tiêu cực như không ăn, nôn ói… để phản ứng lại việc tiêu thụ loại thực phẩm này. Cho nên, việc lạm dụng óc heo như một món ăn bổ não là một cách chăm sóc tiêu cực với sức khỏe của các em.

Bổ quá... hóa hại

Bên cạnh việc “ăn óc bổ óc”, một số phụ huynh lại có xu hướng tìm kiếm các loại thuốc bổ, thực phẩm để tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung, khả năng học tập để cho con em mình sử dụng; điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ không tốt cho sức khỏe và kết quả học tập của các sĩ tử.

Chưa có bất cứ bằng chứng khoa học cũng như công trình nghiên cứu nào chứng minh việc sử dụng một loại thuốc hay một loại thực phẩm chức năng nào giúp các em thông minh hơn hay giúp các em có một kết quả thi tốt hơn, do đó chúng ta không nên quá tin vào các thông tin quảng cáo để rồi lạm dụng. Ngoài ra cũng cần lưu ý, một số loại thuốc được quảng cáo có hiệu quả tăng cường trí nhớ thường là các thuốc kích thích thần kinh trung ương. Khi sử dụng các thuốc này, gây tác động và đưa não vào trạng thái  luôn hoạt động, không được nghỉ ngơi. Khi lạm dụng và sử dụng lâu dài sẽ làm não mệt mỏi, không được nghỉ ngơi hợp lý, suy kiệt; từ đó ảnh hưởng đến khả năng tập trung, tỉnh táo, ảnh hưởng đến kết quả học tập, thi cử của các em.

Năng lượng cho sĩ tử trong mùa thi ảnh 1

Dinh dưỡng đúng cho sĩ tử

Không chỉ riêng các đối tượng học sinh mà bất cứ ai cũng có nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng, với các bạn học sinh có cường độ học tập căng thẳng, cao độ nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng của các bạn học sinh cao hơn người bình thường.

Luôn đảm bảo ăn đầy đủ 3 bữa ăn chính là ăn sáng, ăn trưa và ăn tối, đồng thời cần chú trọng đến việc bổ sung 2 bữa ăn phụ trong quá trình học tập căng thẳng. Trong đó, bữa sáng là vô cùng quan trọng cho một ngày làm việc. Bữa sáng chiếm khoảng 30% tổng năng lượng trong một ngày, bỏ bữa ăn sáng sẽ khiến nồng độ glucose trong máu giảm, gây tình trạng buồn ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng học tập, sinh hoạt.

Chế độ dinh dưỡng cho các học sinh cần đa dạng các loại thực phẩm cung cấp đầy đủ các nhóm chất cần thiết như đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mỗi ngày nên ăn được khoảng 20 loại thực phẩm khác nhau, phân bố trong tất cả các bữa ăn (3 bữa chính, 2 bữa phụ) trong một ngày.

Nghĩ ngơi hợp lý - chìa khóa của tỉnh táo

Một chế độ dinh dưỡng tốt là yếu tố cần nhưng chưa đủ cho một chế độ sinh hoạt hợp lý cho các em. Ngoài cung cấp một chế độ dinh dưỡng đa dạng đầy đủ dưỡng chất, các em cần có chế độ nghỉ ngơi phù hợp.

Giấc ngủ là yếu tố vô cùng quan trọng với sức khỏe não bộ. Một giấc ngủ sâu, ngủ đủ giúp tái tạo năng lượng, loại thải chất độc ra khỏi não bộ, giúp chúng ta có được sự tập trung cao và tinh thần tỉnh táo. Các em cần có một chế độ ngủ phù hợp trong đó thời gian ngủ của buổi tối khoảng 7 giờ đồng hồ.  Cần giành ra 30-45 phút mỗi ngày ngủ trưa để lấy lại trạng thái tốt nhât của não sau quá trình học tập, làm việc trong buổi sáng.

Bên cạnh việc ngủ đủ, ngủ đúng, chúng ta cần chú ý đến việc nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ và nghỉ ngơi là hai vấn đề khác nhau, chúng ta không thể học liên tục trong 5-6 giờ đồng hồ mà cần có khoảng nghỉ ngơi sau 1-2 tiếng đồng hồ học tập căng thẳng, để não có khoảng thời gian thư giãn hợp lý. Các hoạt động thư giãn có hiệu quả với não như xem các chương trình giải trí nhẹ nhàng trên tivi, trò chuyện, tâm sự trực tiếp với bạn bè, người thân…

Thực đơn tiêu chuẩn cho mùa thi

Việc áp dụng một chế độ dinh dưỡng đa dạng và đầy đủ dưỡng chất cho các bạn học sinh là không quá khó khăn, tốn kém. Chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được chế độ dinh dưỡng này với các thực phẩm, món ăn phổ biến hằng ngày như:

Bữa sáng: Là sự lựa chọn đơn giản với các món ăn quen thuộc giúp cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu như các món phở, bún bò Huế hay bánh mì… nhưng cần chú ý ăn đầy đủ các thành phần thịt, rau, tinh bột…

Bữa trưa: Tùy theo thể trạng, giới tính mà cân đối lượng cơm cung cấp (trung bình từ 2-3 chén cơm), cùng các loại thức ăn như 2 quả trứng rán, món rau theo mùa (rau cải xào, rau muống luộc...), món canh - canh bí đỏ đậu phộng giúp cung cấp dồi dào các vitamin A, C; giúp tăng cường sức để kháng và chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa.
Năng lượng cho sĩ tử trong mùa thi ảnh 2

Bữa tối: Buổi tối vẫn sử dụng cơm như nguồn cung cấp tinh bột, món mặn nên tăng cường ăn cá để dễ tiêu như (cá lóc kho, cá basa chiên giòn…) giúp cung cấp protein, các acid béo tự nhiên tốt cho trí não, món rau có thể lựa chọn (bắp cải xào, su su xào), món canh (canh rau dền nấu thịt).

Bữa phụ: Có thể chọn sữa hoặc các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai..) để cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp đảm bảo năng lượng cũng như dinh dưỡng cho hoạt động học tập, thể chất của các em.

Với một thực đơn kiểu mẫu đơn giản và dễ thực hiện, các bậc phụ huynh có thể làm căn cứ để điều chỉnh và thay đổi các thực phẩm, các cách chế biến để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho các em. Giúp các em ăn ngon miệng hơn trong giai đoạn học tập căng thẳng. Tăng cường thức ăn theo mùa, đa dạng các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt…. cũng là một biện pháp giúp đa đạng dinh dưỡng cho sĩ tử đủ sức khỏe và năng lượng để đạt kết quả tốt trong mùa thi.
Theo SK&ĐS
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?