Nắng nóng ở châu Á: Phép thử cho quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhiệt độ cao kỷ lục khắp châu Á đang đặt ra thử thách cho nguồn năng lượng tái tạo, nêu bật lên nhu cầu nguồn cung dự phòng, nâng cấp hệ thống truyền tải và cải cách thuế quan để đảm bảo độ tin cậy của việc sử dụng năng lượng xanh.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Cuối tháng 4, nhiều khu vực tại châu Á đã ghi nhận nhiệt độ vượt ngưỡng 40 độ C sớm hơn thường lệ, gây ra thiệt hại cơ sở hạ tầng trên diện rộng và tình trạng mất điện.

Theo công ty tư vấn Rystad, tại Trung Quốc – quốc gia có năng lượng tái tạo chiếm hơn một nửa năng lượng được sử dụng, các nhà chức trách đã duy trì các nhà máy dùng than và khí đốt dự phòng để đáp ứng nhu cầu và lượng tiêu thụ tăng đột biến do nắng nóng đến sớm.

Trong khi đó, Ấn Độ cũng phải tăng sản lượng than trong nước và tăng lượng tồn kho lên mức cao nhất kể từ sau đại dịch, đồng thời gia hạn lệnh khẩn cấp buộc các nhà máy điện chạy bằng than nhập khẩu phải tối đa hóa sản lượng.

Một quan chức Bộ Điện lực cho biết Rajasthan - bang sản xuất năng lượng Mặt Trời hàng đầu của Ấn Độ - đã nhận được cảnh báo sớm về những thách thức kỹ thuật có thể phát sinh khi nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo tăng lên.

Muốn cải thiện lưới điện thì chi phí nâng cấp khá tốn kém. Theo ước tính của công ty tư vấn Wood Mackenzie, chỉ tính riêng việc cải thiện mạng lưới truyền tải và phân phối ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể sẽ tiêu tốn ít nhất 2.000 tỷ USD trong thập kỷ tới.

Trong khi Ấn Độ kéo dài tuổi thọ của các nhà máy nhiệt điện than thì Trung Quốc lại xây dựng những nhà máy mới để đảm bảo đủ nguồn cung dự phòng nhằm giải quyết nhu cầu điện cao hơn. Tuy nhiên, điều này có khả năng làm tăng lượng khí thải nếu không có các quy định và cải cách chính sách.

"Các đợt sóng nhiệt là khởi đầu của một vòng luẩn quẩn. Con người gây ra biến đổi khí hậu, sau đó lại làm nhu cầu năng lượng tăng lên, và tiếp tục tạo ra nhiều biến đổi khí hậu hơn nữa", Malavika Bambawale, Giám đốc điều hành bộ phận phát triển bền vững Engie Impact, giải thích.

Lauri Myllyvirta, nhà phân tích hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu về Năng lượng sạch và Không khí, cho biết việc không có cơ chế thuế quan ở phần lớn khu vực châu Á nhằm giới hạn vận hành các nhà máy điện chạy bằng than hoặc khí đốt chỉ trong một vài giờ cao điểm mỗi ngày có thể thúc đẩy các nhà vận hành lưới điện sử dụng các nhà máy nhiên liệu hóa thạch càng nhiều càng tốt.

Trong khi đó, không giống như thủy điện và khí đốt, lượng điện sản xuất từ năng lượng Mặt Trời và gió khó dự báo và kiểm soát hơn vì điều này phụ thuộc vào điều kiện thời tiết địa phương cũng như không thể tăng hoặc giảm để đáp ứng nhu cầu tăng giảm đột ngột.

“Không có cơ chế khuyến khích sản xuất điện linh hoạt thì dễ dẫn đến việc sử dụng năng lượng tái tạo chậm lại”, chuyên gia Malavika chỉ ra.

Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế, công suất năng lượng xanh ở châu Á đã tăng 12% vào năm 2022, đạt tốc độ nhanh nhất trong số các khu vực. Wood Mackenzie dự đoán tỷ lệ năng lượng tái tạo bao gồm cả thủy điện trong tổng năng lượng sử dụng của châu Á sẽ tăng gấp đôi so với mức của năm 2011 lên 28% trong năm nay. Phần lớn sự tăng trưởng đó đến từ năng lượng gió và Mặt Trời, tăng từ 1% vào năm 2011 lên 14% trong năm 2022.

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.