Nắng nóng trên 40 độ, nhớ những điều này để không chết gục ngoài đường

Hà Nội đã ghi nhận không ít trường hợp đột ngột tử vong trên đường vì nắng nóng. Bác sĩ BV Bạch Mai lưu ý 3 điểm cần nhớ khi ra đường.
Nắng nóng trên 40 độ, nhớ những điều này để không chết gục ngoài đường

Nắng nóng làm gia tăng đột quỵ

Liên tiếp 3 ngày qua, nắng nóng xảy ra diện rộng khắp Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, thời điểm giữa trưa, đầu giờ chiều đi ra ngoài đường, nhiệt độ luôn vượt mức 40 độ.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai, trời nắng nóng như này sẽ tác động rất nhiều đến sức khoẻ, làm gia tăng các ca đột quỵ, sốc nhiệt.

Mùa nắng nóng năm nào khoa Cấp cứu BV Bạch Mai cũng tiếp nhận những trường hợp bệnh nhân đột ngột ngất xỉu, đột quỵ khi đang đi đường do nắng nóng. Số ca cấp cứu đột quỵ  những ngày này tăng khoảng 20%, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 40 trường hợp 

Nắng nóng trên 40 độ, nhớ những điều này để không chết gục ngoài đường
Trường hợp cụ bà 70 tuổi tử vong trên đường do nắng nóng ngay trên phố Xã Đàn


Tuy nhiên PGS Chi nhấn mạnh, nắng nóng không phải là nguyên nhân chính gây đột quỵ nhưng là yếu tố thuận lợi gây ra đột quỵ trên nền những bệnh nhân có sẵn các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn nhịp tim, bệnh máu, bệnh van tim, bệnh rối loạn chuyển hoá, thừa cân...

Mới đây, một nam bác sĩ 31 tuổi đang công tác tại BV Phụ sản Hà Nội cũng bất ngờ ngã quỵ, tử vong khi đang đá bóng cùng bạn do bị đột quỵ vỡ phình mạch não.

Trong trường hợp này, nam bác sĩ đã có nam bác sĩ đã có sẵn bất thường mạch não, gặp điều kiện thuận lợi là nắng nóng và chơi thể thao gắng sức, làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu não, gây đột quỵ xuất huyết não. Trường hợp của nam bác sĩ biến nghiêm trọng do ổ vỡ lớn nên rơi vào hôn mê, ngừng tuần hoàn sau ít phút.

Tháng 6/2017, thời điểm Hà Nội xảy ra nắng nóng kỷ lục trong nhiều chục năm, ngay trên đường Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội, một bà củ 70 tuổi đang đi xe máy trên đường cũng bất ngờ loạng choạng dừng lại rồi ngã gục bên đường, người dân nhanh chóng gọi cấp cứu nhưung ít phút sau xe 115 đến nơi thì bà đã tử vong. Trước đó 2 ngày, người dân cũng phát hiện 1 người đàn ông chết gục bên đường tại thôn Lễ Pháp, thị trấn Đông Anh, Hà Nội.

Sốc nhiệt, truỵ mạch do nắng nóng

Ngoài các ca đột quỵ gia tăng do nắng nóng, PGS Chi cho biết, số lượng ca bị sốc nhiệt, ngất xỉu, truỵ mạch nhập viện trong những ngày nắng nóng cũng tăng lên do rất nhiều người như công nhân, nông dân, người đi đường vẫn phải di chuyển, làm việc.

Khi đi dưới trời nắng quá lâu sẽ khiến cơ thể không dung nạp được nhiệt độ môi trường, rối loạn chuyển hoá nhiệt do tiếp xúc nhiệt độ cao trong thời gian dài khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao vượt quá ngưỡng chịu đựng, gây nguy cơ đột quỵ hoặc sốc nhiệt. 

Nắng nóng trên 40 độ, nhớ những điều này để không chết gục ngoài đường
PGS.TS Nguyễn Văn Chi

"Nắng gay gắt nhất từ 12 – 16 giờ hàng ngày, thời điểm này đi đường, làm việc lâu ngoài nắng sẽ rất nguy hiểm, có thể gây nên tình trạng sốc nhiệt, trụy mạch, tổn thương não. Vì thế, việc đầu tiên, chúng tôi khuyến cáo người dân hạn chế đến mức tối đa ra ngoài trời trong khoảng thời gian trên”, PGS Chi khuyến cáo.

Do đó tuỳ theo tính chất, đặc thù công việc mỗi người cần chống nắng khác nhau, có mũ rộng vành, áo dài tay, kính mắt để che chắn, giảm tác động của nhiệt, tia tử ngoại. Nếu làm việc trong môi trường cố định phải có bảo hộ lao động, môi trường làm việc thông thoáng, có yêu cầu kiểm soát nhiệt độ.

Thứ 2, người dân cần phải uống đủ nước để phòng mất nước, bởi cơ thể liên tục thoát mồ hôi, nếu không được bổ sung nước sẽ làm cơ thể tăng nhiệt, dễ sốc nhiệt. Khi trời nóng, mỗi người cần uống 2-3 lít nước/ngày.

Thứ 3, khi bị sốc nhiệt với các biểu hiện choáng váng, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt... cần ngồi chỗ thoáng mát, tốt nhất là nơi có điều hoà, nới rộng quần áo, uống nước pha muối hoặc nước chanh... Sau đó chườm mát cho người bệnh ở các vị trí cổ, nách, bẹn, lưng... giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể nhanh. Tiếp tục theo dõi thân nhiệt và tiến hành các biện pháp làm mát cho tới khi nhiệt độ xuống dưới 38,5 độ.

Nếu thấy người bệnh có tình trạng nặng như: Buồn nôn, nôn, sốt cao hoặc hôn mê, cần gọi xe cấp cứu hoặc chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Trong quá trình di chuyển, nếu người bệnh có nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, đầu thấp để đề phòng sặc đường thở.

Theo Vietnamnet
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).