NASA lùi lịch phóng tàu Orion, tăng kinh phí lên 17 tỷ USD

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) quyết định lùi phóng tàu con thoi Orion, chuyến bay đầu tiên trở người lên vũ trụ, sang năm 2023 thay vì năm 2021 trước đó, đồng thời ước tính tổng kinh phí có thể chạm mức 17 tỷ USD.
NASA lùi lịch phóng tàu Orion, tăng kinh phí lên 17 tỷ USD

Tàu vũ trụ Orion đã trải qua một chuyến bay thử nghiệm không người lái vào tháng 12 năm ngoái và được dự kiến sẽ chính thức bay cùng các nhà du hành vào tháng 8/2021, mặc dù vậy các quan chức của NASA đã quyết định dời lịch khởi hành bay chính thức tới tháng 4/2023 với lý do chuẩn bị thật tốt công các chi tiết bảo hộ an toàn của tàu.

NASA lùi lịch phóng tàu Orion, tăng kinh phí lên 17 tỷ USD - anh 1

Thiết kế đồ họa của tàu Orion

Tàu Orion quay quanh Trái Đất ở độ cao vài nghìn km, nhưng không sử dụng tên lửa đẩy thiết kế riêng cho nó. Tên lửa cực lớn mang tên Space Launch System (SLS) này vẫn đang trong quá trình phát triển.

SLS là hệ thống phóng tên lửa không gian do NASA phát triển với công suất lớn nhất trong lịch sử, có thể đưa các vật thể nặng tới 130 tấn lên quỹ đạo. Nó được thiết kế với mục đích giúp con người tiến sâu vào không gian, khám phá những hành tinh xa hơn trong hệ Mặt Trời như sao Thổ, sao Mộc,… và bao gồm cả việc đưa con người lên sao Hỏa bằng phi thuyền Orion trong tương lai gần.

Mạnh hơn nhiều tên lửa Saturn V trên tàu vũ trụ Apollo, SLS sẽ chính thức đi vào hoạt động trong chuyến bay không người lái của tàu Orion vào cuối năm 2018. Sau đó, bộ đôi sẽ được sử dụng để đưa các nhà du hành bay quanh Mặt Trăng và trở về Trái Đất trong chương trình thử nghiệm mang tên EM-2.

NASA lùi lịch phóng tàu Orion, tăng kinh phí lên 17 tỷ USD - anh 2

Bản vẽ tàu vũ trụ Orion. Ảnh: NASA

Robert Lightfoot, quản trị viên của NASA, cho biết ông không thấy có vấn đề gì trong việc dời ngày phóng đến tận năm 2023 khi tất cả đội ngũ thực hiện dự án đều muốn tất cả phải thật sự gần như hoàn hảo, ví dụ như một trong các vấn đề nổi cộm là sự phụ thuộc vào việc tái sử dụng các linh kiện trong quá trình thử nghiệm. Chỉ cần một linh kiện bị hỏng và cần thay mới, nhiều khả năng kinh phí sẽ tăng lên.

Một yếu tố không chắc chắn khác là khoang dịch vụ của tàu Orion do Cơ quan Vũ trụ châu Âu phụ trách chế tạo. Đây là bộ phận ở đuôi giúp đẩy tàu trong vũ trụ, dự kiến đi vào sử dụng lần đầu tiên trong chuyến bay thử nghiệm không người lái vào năm 2018 cùng với hệ thống SLS. Nếu xảy ra vấn đề về vận hành, việc chế tạo lại khoang dịch vụ có thể ảnh hưởng đến tiến độ của chương trình EM-2.

NASA lùi lịch phóng tàu Orion, tăng kinh phí lên 17 tỷ USD - anh 3

Một kỹ sư của hãng Lockheed Martin đang kiểm tra các chi tiết máy của tàu Orion

NASA cho biết kinh phí tối thiểu dành cho tàu Orion là 6,77 tỷ USD, tính từ tháng 10/2015 đến chuyến bay chở người đầu tiên năm 2023. Con số này nằm trong chi phí 10,5 tỷ USD của chương trình Constellation được khởi động vào năm 2005. Đó còn chưa kể chi phí phát triển hệ thống tên lửa SLS trị giá hơn 7 tỷ USD (dự án này có sự hợp tác của cơ quan không gian Châu Âu), điều này khiến tổng chi phí để để có thể đưa các nhà du hành vũ trụ lên không gian bằng tàu Orion có thể chạm mức 17 tỷ USD.

Tàu Orion sẽ bay trên quỹ đạo Trái Đất. Theo dự kiến, con tàu sẽ chở đoàn phi hành gia đi qua Trạm Vũ trụ Quốc tế, tới Mặt Trăng, các thiên thạch và có thể là sao Hỏa. Nhiệm vụ này sẽ đòi hỏi những công nghệ đặc biệt để hỗ trợ sinh sống trong vũ trụ và các thiết bị điện tử có thể hoạt động trong môi trường bức xạ mạnh.

Anh Phương (TH)

>>> Xem thêm:

- Robot thám hiểm của NASA chụp được ảnh "người ngoài hành tinh"

- NASA: Phát hiện hành tinh giống Trái đất nhất từ trước đến nay

- NASA: Quỹ đạo Trái đất đang là một bãi rác khổng lồ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.