Trong cuộc họp báo của NASA ngày 12/3/2015, các nhà khoa học tuyên bố đã phát hiện một đại dương ngầm trên Ganymede, mặt trăng lớn nhất của sao Mộc, theo quan sát mới từ kính thiên văn vũ trụ Hubble.
Các nhà khoa học ước tính đại dương này có độ sâu khoảng 96km, gấp 10 lần so với các đại dương trên Trái Đất. Nhưng khác với các đại dương nước mặn của Trái Đất, đại dương trên Ganymede chìm sâu dưới lớp băng dày hơn 150km.
Đại dương nước mặn là lớp thứ hai từ bên ngoài vào có màu xanh sáng. Ảnh minh họa |
Hubble là một kính thiên văn quay quanh Trái đất. Với khả năng đưa ra những phân tích ấn tượng về lực hấp dẫn, Hubble có thể được sử dụng để nghiên cứu sâu bên trong các hành tinh từ xa.
Từ những năm 1970, các nhà khoa học đã suy đoán về sự hiện diện của một đại dương trên Ganymede - mặt trăng lớn nhất trong hệ Mặt Trời, song bằng chứng quan sát được lúc ấy chỉ là những bức ảnh gửi về từ chuyến bay ngắn của tàu Galileo. Thời gian quan sát Ganymede không đủ dài để có thể xác nhận có một đại dương chất lỏng trên đó.
Đại dương ngầm trên Ganymede là một dấu hiệu của sự sống ngoài Trái Đất |
“Phát hiện này đánh dấu cột mốc quan trọng, khẳng định những nhiệm vụ mà chỉ kính thiên văn Hubble mới có thể thực hiện”, John Grunsfeld thuộc Ban giám đốc Sứ mệnh khoa học của NASA nói trong một tuyên bố.
“Trong 25 năm hoạt động trên quỹ đạo, Hubble đã làm nên nhiều khám phá khoa học trong hệ Mặt Trời. Một đại dương nằm sâu dưới lớp vỏ băng giá của Ganymede sẽ mở ra nhiều khả năng thú vị về sự sống ngoài trái đất”, ông John Grunsfeld nói thêm.
Trước đó, các nhà khoa học đã xác nhận sự tồn tại của một đại dương trên Europa – một trong những mặt trăng quay quanh sao Mộc.
NASA cũng đã công bố kế hoạch gửi một sứ mệnh không người lái lên đó để tìm kiếm sự sống cùng với nước ở dạng lỏng.
Xem thêm:
1. Giải mã sự biến mất của các ngôi sao trong vũ trụ
2. Câu chuyện tiến hóa của Trái Đất: Từ hành tinh băng đến hành tinh xanh
3. Phát hiện 'siêu lỗ đen', lớn gấp 12 tỷ lần so với Mặt Trời