Nét đẹp trên trang phục truyền thống người Mông Hoa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Với người Mông Hoa nơi đây, trang phục là của cải gia truyền, là nét văn hóa đặc sắc lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Bà Cù Thị Triệu, thôn Khuổi Khít, xã Kiến Thiết (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) dạy các cháu gái kỹ thuật thêu hoa văn trên trang phục truyền thống.
Bà Cù Thị Triệu, thôn Khuổi Khít, xã Kiến Thiết (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) dạy các cháu gái kỹ thuật thêu hoa văn trên trang phục truyền thống.

Khuổi Khít là thôn vùng sâu, vùng xa nhất của xã Kiến Thiết (huyện Yên Sơn) với 52 hộ là người Mông Hoa. Ông Giàng Minh Phong, Bí thư Chi bộ thôn Khuổi Khít cho biết, việc bảo tồn và gìn giữ trang phục truyền thống được bà con quan tâm, thực hiện. Phụ nữ Mông Hoa ở đây vẫn tự tay làm trang phục cho mình và người thân.

Từ việc cắt, khâu, phối màu sắc, tạo hình, vẽ sáp ong, thêu hoa văn…, phụ nữ Mông Hoa vừa là người sáng tạo, làm nên nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống vừa là người gìn giữ và trao truyền tinh hoa của dân tộc cho những thế hệ sau.

Bà Cù Thị Triệu (62 tuổi) là một trong những người làm váy áo giỏi nhất ở Khuổi Khít. Dù đã nhiều tuổi nhưng bà Triệu vẫn rất dẻo tay thêu và ghi nhớ tất cả công đoạn làm nên bộ trang phục truyền thống. Bà Triệu chia sẻ, tạo hoa văn trên trang phục của người Mông Hoa được thể hiện bằng nhiều kỹ thuật như: vẽ hoa văn bằng sáp ong, thêu, ghép vải và phối màu. Sau khi thêu xong, những bộ phận riêng biệt sẽ đến bước chắp ghép hoa văn, tạo sóng và cuối cùng là chắp may.

Người Mông Hoa thường dùng chỉ thêu màu đỏ, hồng, vàng cam, xanh lá mạ; trong đó, màu đỏ tươi là chủ đạo. Các họa tiết hoa văn dùng để trang trí trang phục cũng rất đa dạng (như: hình bông hoa, ô chéo, chữ nhật, ô vuông, chữ thập) nhưng được sử dụng nhiều nhất là hình chữ nhật xen kẽ những dải hoa thêu lớn và đường thêu rích rắc hình đồi núi. Bà Triệu cho biết, trang phục người Mông Hoa trước đây được làm bằng vải lanh. Nghề trồng lanh dệt vải đã mai một, do đó, đồng bào dùng vải dệt công nghiệp nhưng cách trang trí, tạo hoa văn vẫn theo lối truyền thống.

Theo quan niệm của người Mông, con gái phải biết se lanh, dệt vải, thêu thùa. Người phụ nữ giỏi may, thêu sẽ được đề cao, tôn trọng. Đây cũng là tiêu chí để các chàng trai lựa chọn vợ. Chính vì vậy, trẻ em gái người Mông Hoa ngay từ nhỏ đã được bà, mẹ hướng dẫn cách dệt vải, thêu, may các hoa văn truyền thống, để khi lấy chồng sẽ may được những chiếc váy làm của hồi môn.

Đang thêu hoa lên chiếc yếm trước cho bộ váy của mình, em Giàng Thanh Thùy (15 tuổi) cho biết, từ khi 10 tuổi, em được bà nội và mẹ dạy từ cách cầm kim, chọn chỉ thêu, đưa những mũi kim đầu tiên đến những đường thêu đơn giản. Ngoài thời gian đi học, những lúc rảnh rỗi, em lại học chấm sáp ong, thêu hoa văn. Em đã tự thêu được hoa văn lên váy áo cho mình. Trong tương lai, em muốn học thêm chắp may để có thể tự tay hoàn thiện bộ trang phục truyền thống của dân tộc.

Em Giàng Tiểu My (12 tuổi) háo hức chia sẻ, các bạn của em ở trong thôn đều cố gắng học thêu và tự biết thêu váy, áo cho mình để mặc trong ngày tết hay mỗi dịp lễ hội. Em sẽ cố gắng học thêu giỏi để sau này còn truyền lại cho thế hệ sau.

Ông Ma Ngọc Trân, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Kiến Thiết thông tin, toàn xã có hơn 400 hộ dân tộc Mông với trên 2.000 nhân khẩu, sinh sống ở 10/17 thôn. Tháng 8/2022, nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông Hoa tại các huyện Yên Sơn, Lâm Bình, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang của tỉnh Tuyên Quang được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm vinh dự, động lực để người Mông Hoa tiếp tục gìn giữ và phát huy di sản.

Theo ông Ma Ngọc Trân, thời gian tới, xã tiếp tục chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc nói chung và người Mông Hoa nói riêng; đặc biệt, vận động những phụ nữ có kinh nghiệm trong các thôn, bản người Mông Hoa truyền dạy lại các kỹ thuật trang trí hoa văn lên trang phục truyền thống cho con em trong gia đình, cho trẻ em gái trong bản.

Cùng với đó, tại mỗi thôn, bản sẽ thành lập các câu lạc bộ bảo tồn văn hóa truyền thống để góp phần gìn giữ và phát huy tiếng nói, chữ viết, trang phục, phong tục, tập quán, các làn điệu múa, hát truyền thống... của đồng bào các dân tộc thiểu số...

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.