Trong hai ngày 6-7/4 sắp tới, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Dmitry Medvedev sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam trong bối cảnh hai nước vừa kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và hợp tác giữa hai nước đã được nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2012.
Việt Nam là cửa ngõ của ASEAN và Đông Á
Tiến sỹ Khoa học Vladimir Mazyrin - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn đông - Viện Hàn lâm Khoa học Nga khẳng định dấu mốc 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước là rất ý nghĩa.
Tiến sỹ Khoa học Vladimir Mazyrin khẳng định "Việt Nam là cửa ngõ của ASEAN và Đông Á" |
Nga đánh giá cao tầm quan trọng của Việt Nam trong phát triển hợp tác, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.
Đối với Nga, Việt Nam chính là "cửa ngõ" để đi vào toàn bộ khu vực ASEAN và Đông Á. Do đó, với nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống và những thành tựu trong hợp tác giữa hai nước thời gian qua.
Quan hệ giữa hai nước đã đi qua một chặng đường dài với không ít thăng trầm. Yếu tố liên kết hai nước trong giai đoạn tồn tại hệ thống xã hội chủ nghĩa chính là cùng có chung lợi ích, hướng tới xây dựng một xã hội tiên tiến, bình đẳng và công bằng; hợp tác để bảo vệ chủ quyền quốc gia trước ngoại xâm.
Hai nước đang xây dựng mô hình hợp tác hiệu quả hơn trong một số lĩnh vực mà hai bên có truyền thống, thế mạnh. Đó là những lĩnh vực thực sự có ý nghĩa địa chiến lược và ngày càng tăng trong điều kiện căng thẳng quốc tế và đối đầu như: kỹ thuật quân sự, an ninh quốc phòng, năng lượng - nhiên liệu, an ninh lương thực.
Cũng cần phải thẳng thắn đánh giá là nước Nga hiện nay chưa đủ khả năng để duy trì, phát triển hợp tác với Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, do đó cần tập trung vào các lĩnh vực mà Nga có đủ khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước vẫn ở mức quá thấp.
Nga vọng trong chuyến thăm lần này, cũng như trong chuyến thăm của ông Medvedev tới Hà Nội năm 2010 khi giữ cương vị Tổng thống, sẽ thỏa thuận được với các đối tác những sáng kiến mới hoặc biện pháp mới về thực hiện các kế hoạch đã thông qua trước đây trong lĩnh vực hợp tác văn hóa.
Những dấu mốc trong quan hệ Việt Nam – Liên Bang Nga
Quan hệ Việt - Xô đã chính thức được thiết lập vào 30 tháng 1 năm 1950 khi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết mở đại sứ quán tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Việt Nam - Liên Bang Nga thiết lập quan hệ từ năm 1950 |
Ngày 16/6/1994, Việt Nam và Nga đã ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị. Tháng 3/2001, Việt Nam và LB Nga đã xác lập mối quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Vladimir Putin. LB Nga là nước đầu tiên Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.[9]
Tháng 8 năm 1998 Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã thăm chính thức Liên bang Nga. Hai bên đã khẳng định sự mong muốn phát triển quan hệ song phương và đã ký Tuyên bố chung Nga-Việt.
Tháng 9 năm 2000 Thủ tướng Phan Văn Khải đã thăm chính thức Nga, ký các hiệp định liên Chính phủ về giải quyết nợ của Việt Nam vay trước đây trước Nga, về hợp tác liên khu vực, v.v ...
Từ 28 tháng 2 đến 2 tháng 3 năm 2001 đã diễn ra chuyến thăm chính thức Hà Nội của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. Đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược, nghị định thư liên chính phủ về việc rà soát cơ sở điều ước-pháp lý và hiệu lực các hiệp ước và hiệp định song phương, và các văn kiện ngành khác.
Từ 26 đến 28 tháng 3 năm 2002 Chủ tịch Chính phủ Liên bang Nga M. M. Kasiyanov thăm chính thức Hà Nội, hội đàm với Thủ tướng Phan Văn Khải và Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.
Năm 2007, Việt Nam và Nga đã công nhận lẫn nhau có nền kinh tế thị trường, tạo thêm điều kiện cho doanh nghiệp của nhau thâm nhập thị trường. Gần 5% con số chính thức người Việt tại Nga là sinh viên theo học bằng học bổng của chính phủ Nga.
Trong những năm gần đây, Việt Nam trở thành đối tác quốc phòng quan trọng của Nga, thể hiện qua hầu hết các khí tài quân sự hiện đại của Việt Nam đều nhập từ Nga, một phần do lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam.
Trang Ly (T/h)
Xem thêm:
Lý Quang Diệu - Người chắp cánh cho mối tương giao Việt Nam - Singapore
Thủ tướng New Zealand: Việt Nam là một đối tác rất giá trị của New Zealand
Toàn cảnh chuyến thăm Úc tốt đẹp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (16 – 18/3)