Ngân hàng siết cho vay, sức mua bất động sản nghỉ dưỡng giảm

(Ngày Nay) -Thị trường BĐS nghỉ dưỡng 6 tháng đầu năm nay chứng kiến sự giảm sút đáng kể về lượng giao dịch. Nguyên nhân chính yếu do chính sách tài khóa thay đổi, Ngân hàng Nhà nước đã siết chặt cho vay các dự án BĐS.
BĐS nghỉ dưỡng đang trong thời kỳ giảm sút để thanh lọc thị trường
BĐS nghỉ dưỡng đang trong thời kỳ giảm sút để thanh lọc thị trường

Thống kê sơ bộ của Hội môi giới BĐS Việt Nam công bố ngày 11/7 cho thấy, tại Nha Trang sản phẩm BĐS ở tất cả các phân khúc, kể cả condotel đều chững hoặc giảm giá. Trong đó, phân khúc condotel cao cấp với nội thất 4 – 5 sao, nguồn cung chủ yếu đều từ các dự án cũ, mở bán các đợt hàng mới. Các dự án nghỉ dưỡng tại Nha Trang đều có tỷ lệ hấp thụ rất thấp trong quý II – 2018, chỉ đạt bình quân khoảng 20 – 25% lượng giao dịch thành công.

Tại Đà Nẵng, từ đầu năm tới nay không có nguồn cung condotel hay biệt thự nghỉ dưỡng nào được chào bán mới ra thị trường. Lượng giao dịch biệt thự cũng chững lại, không xuất hiện thêm giao dịch nào của quý II – 2018. Chỉ có khoảng 300 căn condotel được giao dịch trong thời gian này.

Bên cạnh chính sách tài khóa bị siết chặt, các quyết định, chính sách của các cơ quan chính quyền, địa phương, đặc biệt là quyết định đối với 3 đặc khu hành chính kinh tế đã can thiệp mạnh vào giao dịch BĐS tại một số địa phương, làm thay đổi cục diện thị trường BĐS (đặc biệt là các vùng đang đề xuất thành đặc khu kinh tế). Tại Khánh Hòa, khu vực Đặc khu Hành chính - Kinh tế Bắc Vân Phong đã bị hạn chế giao dịch, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý các nhà đầu tư. Tại TP. Nha Trang, từ đầu năm đến nay cũng không có dự án mới nào được mở bán khiến thị trường giảm bớt sự sôi động.

Giao dịch tại Vân Đồn cũng gần như bị đóng băng hoàn toàn, không có giao dịch nào được thực hiện kể tử khi có quyết định; thị trường BĐS Phú Quốc ít ảnh hưởng hơn, nhu cầu đất nền và các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng trong những khu phân lô phù hợp quy hoạch, chuẩn mực về pháp lý, hạ tầng vẫn rất nóng.

Hiện tại nhiều địa phương từng phát triển nóng về BĐS nghỉ dưỡng, không ít các dự án không đủ pháp lý hoặc do chủ đầu tư không đủ năng lực thi công, nằm bất động và đang dần được mua bán lại nhờ các thương vụ M&A để chuyển giao sang cho chủ đầu tư khác có năng lực phát triển tốt hơn.

“Việc Ngân hàng nhà nước siết chặt các khoản vay sẽ ảnh hưởng tới các chủ đầu tư nhỏ lẻ. Dự án có nguồn vốn thấp, chủ đầu tư yếu kém về nguồn lực sẽ khó phát triển dự án và bị thanh lọc dần. Thị trường dành chỗ cho các chủ đầu tư có tiềm lực tài chính tốt, có chiến lược kinh doanh rõ ràng. Điều này giúp ổn định thị trường, giảm nguy cơ rủi ro cho dự án và các khách hàng, cũng như các nhà đầu tư”, báo cáo của Hội môi giới BĐS Việt Nam nhận định.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).