Ngày càng nhiều người kêu gọi phát sóng phiên tòa xét xử ông Trump

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày càng có nhiều lời kêu gọi phát sóng trực tiếp các phiên tòa xét xử ông Donald Trump - Tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử bị cáo buộc hình sự.
Cựu Tổng thống Donald Trump tại một sự kiện ở Alabama ngày 4/8. Ảnh: AFP
Cựu Tổng thống Donald Trump tại một sự kiện ở Alabama ngày 4/8. Ảnh: AFP

Sức nóng của phiên tòa

Hàng loạt luật sư và chính trị gia đang thúc đẩy việc cho phép quay phim bên trong phòng xét xử ông Trump, đặc biệt là khi ngôi sao truyền hình thực tế một thời này phải đối mặt với bồi thẩm đoàn về cáo buộc cố gắng lật ngược cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

“Do tính chất lịch sử của các cáo buộc được đưa ra, thật khó để tưởng tượng một tình huống nào mạnh mẽ hơn để chiếu các thủ tục tố tụng trên sóng truyền hình”, nghị sĩ California Adam Schiff và hàng chục đồng nghiệp đảng Dân chủ viết trong bức thư kêu gọi phát sóng buổi xét xử ông Donald Trump.

Theo các nhà lập pháp trên, điều cực kỳ quan trọng là công chúng phải được chứng kiến, càng trực tiếp càng tốt, về cách thức tiến hành phiên tòa, sức mạnh của bằng chứng được đưa ra cùng với độ tin cậy của các nhân chứng.

Cựu Tổng thống Trump hiện bị cáo buộc hình sự trong ba vụ án riêng biệt: làm giả hồ sơ kinh doanh để trả tiền “bịt miệng” diễn viên phim khiêu dâm Stormy Daniels, xử lý bất hợp pháp các tài liệu bí mật và cố gắng lật đổ cuộc bầu cử năm 2020.

Nguy cơ về bản cáo trạng thứ tư nhằm vào chính trị gia này đang hiện hữu, liên quan đến một cuộc điện thoại trong đó ông Trump gây áp lực với một quan chức bầu cử tại bang Georgia để "tìm" 11.780 phiếu bầu giúp đảo ngược thất bại của ông trước đối thủ Joe Biden.

Theo cuộc thăm dò của tờ New York Times và trường Sienna College, bất chấp việc các phương tiện truyền thông đưa tin rộng rãi về những cáo buộc của ông Trump, đa số cử tri đảng Cộng hòa (74%) và 1/3 số cử tri nói chung tin rằng ông Trump không phạm pháp.

Bản thân ông Donald Trump khẳng định ông vô tội và là nạn nhân của một "cuộc săn phù thủy" nhằm ngăn cản ông tái tranh cử vào Nhà Trắng.

Luật sư John Lauro đại diện cho ông Trump chia sẻ sự ủng hộ cá nhân về việc phát trực tiếp buổi xét xử. “Cá nhân tôi rất muốn thấy điều đó”, ông Lauro nói với Fox News Sunday, đồng thời cáo buộc chính quyền Tổng thống Joe Biden “không muốn người dân Mỹ nhìn thấy sự thật”.

Alan Dershowitz, một chuyên gia luật hiến pháp, cho biết việc làm rõ vai trò và hành động chính xác của ông Trump là lý do chính để đưa phiên tòa ra trước đông đảo người xem.

"Nếu phiên tòa xét xử Trump không được phát trực tiếp, công chúng sẽ biết về các sự kiện thông qua việc đưa tin cực kỳ thiên vị của các phương tiện truyền thông ngày nay”, ông viết Dershowitz trên tờ The Hill.

Chuyên gia trên nhận định rằng buổi xét xử như thể bị chia làm hai kiểu khác nhau: một phiên tòa được quan sát bởi các phóng viên của MSNBC, CNN, New York Times và các phương tiện truyền thông tự do khác, phiên tòa còn lại qua lăng kính của các phóng viên của Fox, Newsmax và các hãng truyền thông bảo thủ khác.

Ngày càng nhiều người kêu gọi phát sóng phiên tòa xét xử ông Trump ảnh 1
Tòa án Mỹ tại Washington, nơi một trong vụ cáo buộc hình sự của ông Trump sẽ được đưa ra xét xử, có thể là trong năm 2024. Ảnh: AFP

Tiền lệ của OJ Simpson

Mặc dù một số thủ tục tố tụng cấp tiểu bang đã được chiếu trên truyền hình Mỹ, trong đó phiên tòa xử tên sát nhân OJ Simpson đã trở thành “bom tấn” về số lượng người theo dõi, thì các phiên tòa liên bang không được chụp ảnh hoặc phát sóng, theo các quy định có từ năm 1946.

Giáo sư luật Neal Katyal tại Đại học Georgetown, lập luận trên tờ Washington Post rằng đã đến lúc cập nhật sắc lệnh "lỗi thời" này.

Ông viết: “Chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số, nơi mọi người suy nghĩ trực quan và quen với việc nhìn mọi thứ bằng chính đôi mắt của mình”.

Quyết định có cho phép đặt máy quay trong phòng xử án hay không cuối cùng sẽ thuộc về Hội đồng Tư pháp (Judicial Conference) - cơ quan hoạch định chính sách của hệ thống tòa án liên bang, do Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts điều hành.

Ngoài ra, Quốc hội Mỹ có thể thay đổi luật.

Giao sư Katyal từng làm một công tố viên trong vụ xét xử cảnh sát Derek Chauvin - người siết cổ nạn nhân người Mỹ gốc Phi George Floyd năm 2020 - cho rằng việc phát sóng các thủ tục tố tụng đã giúp công chúng bị chia rẽ sâu sắc chấp nhận bản án đối với cảnh sát Chauvin khi nó được đưa ra.

Ông Katyal khẳng định điều tương tự cũng sẽ xảy ra tại phiên tòa xét xử ông Trump: "Chúng tôi có quyền xem nó. Và chúng tôi có quyền đảm bảo rằng những kẻ tung tin đồn và những người theo thuyết âm mưu không kiểm soát câu chuyện”.

Rủi ro từ kế hoạch phát sóng

Tuy nhiên, bà Christina Bellantoni, chuyên gia về truyền thông và báo chí chính trị tại Đại học Nam California, nhận định việc đưa tất cả lên màn ảnh nhỏ có thể trở thành cơ hội để ông Trump làm chủ tình thế và bẻ cong câu chuyện.

"Dự đoán của tôi là đánh giá của công chúng về ông ấy sẽ tăng lên, bất kể bằng chứng nào được đưa ra”, bà nói với AFP.

Có rủi ro rằng phiên xét xử đối với cáo buộc nhằm lật đổ nền dân chủ sẽ trở thành một trò giải trí không hơn không kém, nơi không ai thay đổi suy nghĩ.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?