Nghe trong ký ức hương thơm của một miền quà bánh

[Ngày Nay] - Tít tít! 1 giờ 25 phút.Trời Hà Nội ngày mưa lạnh, lại đang giữa đêm, vừa vào giấc. Thò tay với cái điện thoại thôi cũng ngại. Mắt nhắm mắt mở đọc tin.
Nghe trong ký ức hương thơm của một miền quà bánh

“Tết này không về. Tao thèm bánh chưng quá” - Hóa ra bạn ở phương trời xa nhắn tin.

Tít tít! “Năm nay làm bánh chưng, mày chụp hình gửi tao xem ké nhé. Này, tự dưng tao lại nhớ mứt gừng, mứt dừa, kẹo dồi... mày ạ”.

Bạn tiếp tục nhắn. Định không trả lời mà vô thức “Ừ. Con điên” rồi nhấn gửi. Từ lúc đó, tự dưng tỉnh ngủ dù mắt vẫn nhắm. Cả chuỗi tin nhắn của bạn khiến người ở nhà trôi về một miền ký ức với quà bánh.

Vậy mà Tết này bạn không về, không í ới gọi nhau đi chợ hoa, không ngồi ôn dăm ba chuyện cũ bên nồi bánh chưng buổi tối. Nhưng thời đại công nghệ, nên có lẽ bạn sẽ được ăn bánh “ngó” và xem “du xuân” qua màn ảnh nhỏ.

Ký ức đầu tiên đưa tôi về với kẹo bột (là một loại kẹo được làm từ mạch  nha rồi xắt khúc nhỏ lăn trên bột), kẹo vừng (cũng như kẹo bột, nhưng thay vì lớp áo bột bên ngoài thì sẽ có những hạt vừng trắng bọc bên ngoài), kẹo dồi (vỏ cũng từ một lớp mạch nha ngọt và giòn, ở giữa là nhân lạc thơm). Ngày lên tư, lên năm chỉ mong mẹ đi chợ về. Vì kiểu gì cũng sẽ được một tấm quà bánh gì đó. Và những thức kể trên sẽ thường có trong cái làn mỗi khi mẹ về chợ. Sao mà nhớ tha thiết như thế cái thời chỉ có viên kẹo ngọt ngậm mãi trong miệng không dám nhai. Tay cầm đến chảy nước mà không dám ăn. Chả bù cho bây giờ, thức quà bánh gì cũng sẵn, không  những thế còn rất đặc sắc về hương vị mà lại không thấy thèm thuồng. Đúng là đồ dở hơi thật. Bất giác cười thầm một nụ. Dù gì nó cũng là một vùng ký ức tươi đẹp. Chẳng phải thế sao, khi mà bạn biết ở quê nhà đang đêm hôm vẫn nhắn về những thứ từ thời xa tít ấy.

Nhớ!

Những buổi trưa trốn ngủ, kéo nhau ra bờ giếng tập thể vì nơi ấy có cây bàng. Dưới gốc, quả bàng chín rụng khắp. Lũ trẻ con trong xóm ngày ấy rất khoái món nhân hạt bàng. Chúng tôi thi nhau đập cho vỡ cái lớp xơ cứng ngắc của hạt, và đôi mắt sáng rực như đèn pha ô tô khi lấy được chiếc nhân hạt nguyên vẹn, mấy khi được như thế. Thường thì sẽ vỡ nát, dính cả sạn, nhưng sao vẫn thấy ngon quá vì cái vị bùi bùi, thơm thơm, ngầy ngậy.

Nghe trong ký ức hương thơm của một miền quà bánh ảnh 1

Bánh Gio mật mía.

Những buổi chiều, miệng thèm thèm hay bụng hao hao là chạy vèo cái ra sạp hàng tạp hóa của bà lão gần nhà được ngay một chiếc oản nhỏ gói trong lớp bóng kính xanh, đỏ, tím, vàng… Cái thứ bóng kính mỗi lần ăn xong, tôi tích góp lại được một xấp. Mà hình như những đứa trẻ chúng tôi ngày ấy, đứa nào cũng thế thì phải. Vài đồng mẹ cho tiêu vặt gom góp lại, khi thì lại chiếc bánh in, bánh bỏng bộp, dăm ba chiếc bánh chả… thỉnh thoảng là gói ô mai “cứt chuột” hay chiếc kẹo cao su nhai sái cả hàm, đã hết ngọt và không muốn bỏ đi. Nói chung, sạp hàng của bà cụ ngày ấy đối với chúng tôi là cả thế giới cổ tích vậy. Nhỏ xinh, nhưng cái gì cũng có, và cái gì ở sạp hàng của bà, tôi cũng thích. Lũ trẻ xóm tôi rất quý bà. Bà cũng vậy. Chắc chắn thế. Rất nhiều lần, mua một món gì của bà mà thiếu tiền chút chút, bà vẫn vui vẻ bán. Bà vừa bán vừa cho chúng tôi. Có lần bà ốm, sạp hàng đóng cửa mà lũ chúng tôi hỏi han nhốn nháo cả. Tới mức có người nói “mấy đứa nhớ bà hay nhớ kẹo của bà?”. “Nhớ cả hai ạ” – lũ chúng tôi luôn trả lời như thế. Ngoài sạp hàng của bà cụ, nơi chúng tôi cũng thỉnh thoảng ghé là hàng cháo bột, hàng bánh đúc, bánh cuốn… Vì để được thưởng thức những thức quà này, chúng tôi phải mất nhiều tiền hơn nên dù rất ngon thì lũ trẻ chúng tôi cũng chỉ thỉnh thoảng ghé.

Nghe trong ký ức hương thơm của một miền quà bánh ảnh 2

Chè Lam

Quà bánh ở ta phải nói là vô cùng phong phú. Cách làm cũng được phổ biến rộng rãi trên mọi phương tiện nên không khó để có thể tự làm cho mình một món ưa thích. Từ ngày xưa, công thức làm các món bánh truyền thống đã được giới thiệu trong cuốn “Nữ công thắng lãm” của cụ Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác. Mỗi món quà bánh ở ta đều gắn với một vùng miền, với một đời sống văn hóa đặc trưng. Đằng sau mỗi thức quà bánh là cả một câu chuyện thú vị nếu ai đó muốn tìm hiểu. Có những thức quà chỉ xuất hiện vào dịp đặc biệt, nhưng ngày nay thì chúng có quanh năm ngày tháng. Trong những món quà bánh ấy, có một thức bánh mà nhà ai cũng sẽ có là bánh chưng dịp Tết Nguyên đán.

Tết năm nào cũng vậy, dù ít dù nhiều, nhà tôi bao giờ cũng tự gói lấy bánh chưng. Từ 23 tháng Chạp là mẹ tôi đã bắt đầu để ý đến lá dong, sợi lạt. Còn gạo và đỗ thì đã chuẩn bị, dặn dò người quen thân ở quê từ hai tháng trước. Và lúc gói, chị em tôi luôn được phần cho một cặp bánh bé xinh xinh. Trong khi đó, nhà dì tôi, ngoài bánh chưng thì năm nào trên mâm cỗ Tết cũng có món bánh gio (bánh tro hay bánh âm). Là loại bánh mà gạo nếp được ngâm trong nước tro và nước vôi trong. Bánh gio luộc chín, lúc bóc ra trong suốt không một dấu tích của hạt gạo, có màu hổ phách rất đẹp mắt. Bánh ăn chấm với mật mía. Cứ đến tầm cuối mùa thu là dì đã hái quả xoan mang về phơi khô để chuẩn bị làm nước tro ngâm gạo. Nhờ dì mà năm nào nhà tôi cũng được ké cẩm dăm ba cặp bánh gio. Bữa ăn ngày Tết có dễ ngán thì miếng bánh gio mát lạnh, dẻo quéo chấm với mật mía sẽ làm tiêu tan hết. Vậy mà Tết này bạn không về, không í ới gọi nhau đi chợ hoa, không ngồi ôn dăm ba chuyện cũ bên nồi bánh chưng buổi tối. Nhưng thời đại công nghệ, nên có lẽ bạn sẽ được ăn bánh “ngó” và xem “du xuân” qua màn ảnh nhỏ.

Những hình ảnh ngọt ngào vị kẹo bánh của một thời ký ức choán hết cả cái dạ dày tôi hay sao mà đang đêm tự dưng bụng thấy đói. Cồn cào vì nhớ hay vì đói? Tôi nghe trong miền ký ức những hương thơm của quà bánh, những lao xao trưa hè trốn ngủ và bóng dáng bà cụ với sạp hàng đầy món hàng cổ tích. Ôi chao, là nhớ, là thương đến thế cái đứa là tôi của ngày xa xưa ấy. 

Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.