Nghi vấn đằng sau bức tranh 10 nghìn tỷ đồng đắt nhất thế giới

Các chuyên gia nghệ thuật vẫn đang có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của "Salvator Mundi" (Đấng cứu thế) - bức tranh đắt giá nhất thế giới.
Salvator Mundi trở thành tranh đắt giá nhất năm 2017. Ảnh: Tolga Akmen / AFP / Getty Images
Salvator Mundi trở thành tranh đắt giá nhất năm 2017. Ảnh: Tolga Akmen / AFP / Getty Images

Tờ The Guardian (Anh) dẫn thông tin từ bảo tàng Lourve cho biết, các nhà quản lý bảo tàng này sẽ không đưa bức tranh đắt giá nhất thế giới Salvator Mundi (Đấng cứu thế) vào triển lãm về danh họa Leonardo da Vinci năm nay tại Paris. Họ tin rằng tác phẩm này không chỉ của riêng Leonardo.

Salvator Mundi đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới khi được nhà đấu giá Christie ở New York bán với giá 450 triệu USD năm 2017.

Trong khi một số chuyên gia hàng đầu thế giới về danh họa Leonardo, bao gồm Martin Kemp, giáo sư danh dự về lịch sử nghệ thuật tại Oxford, khẳng định chắc nịch đây là tác phẩm đã thất lạc của bậc thầy hội họa này thì nhiều người khác lại thận trọng hơn hay thậm chí là thẳng thắn bác bỏ.

Người mua tác phẩm này là hoàng tử của Saudi Arabia, Mohammed bin Salman, người đã cho rằng Salvator Mundi sẽ trở thành một “ngôi sao” của bảo tàng Louvre Abu Dhabi. Tác phẩm này cũng được bảo tàng Louvre ở Paris mượn để trưng bày nhân chương trình kỉ niệm 500 ngày mất của Leonardo da Vinci.

Tuy nhiên, việc triển lãm tác phẩm này ở Abu Dhabi bất ngờ bị dừng lại vào năm ngoái và việc cho Paris mượn như dự kiến trong chương trình mùa thu này sẽ không xảy ra, nhà văn kiêm nhà sử học về nghệ thuật Ben Lewis chia sẻ.

Nghi vấn đằng sau bức tranh 10 nghìn tỷ đồng đắt nhất thế giới ảnh 1

Danh họa Leonardo da Vinci. 

Chuyên gia Lewis cho biết: “Các nguồn tin nội bộ từ bảo tàng Louvre, từ các nguồn khác nhau, nói với tôi rằng không nhiều người phụ trách nghĩ bức tranh này là một bút tích của Leonardo da Vinci".

Ông Lewis chính là tác giả cuốn sách The Last Leonardo với việc vẽ sơ đồ mô tả nguồn gốc phức tạp và lịch sử “truyền tay” của bức tranh đắt giá này.

Salvator Mundi có kích thước 45,4 cm x 65,6 cm, vẽ Chúa Jesus với một tay làm dấu ban phước, một tay cầm quả cầu pha lê. Tác phẩm được cho là vẽ năm 1500. 

Theo Zing
TIN LIÊN QUAN
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.