Nghĩa địa độc nhất thế giới ở Ai Cập

Hằng năm, có đến 250.000 người từ bỏ nông thôn chuyển lên khu này sinh sống với hy vọng sẽ tìm được cuộc sống khá khẩm hơn.
Nghĩa địa độc nhất thế giới ở Ai Cập

Trong khu nghĩa trang cạnh thủ đô Cairo, Ai Cập, nơi được biết đến là “Thành phố chết chóc, sự sống và cái chết tồn tại song song”. Giữa cơn khủng hoảng nhà tại Ai Cập, với dân số của thủ đô chạm mốc 20 triệu người, nhiều gia đình cảm thấy may mắn khi được sống tại đây, có chỗ tá túc, có công việc làm… Daily Mail tháng 12-2015 cho biết.

"Sống cùng người chết tại Nghĩa trang Cairo thật dễ dàng và thoải mái"- Nassra Muhamed Ali, 47 tuổi nói. "Chỉ những người đang sống mới có thể làm hại bạn". Nassra, hiện sống trong khu nghĩa trang cùng với hai người em trai và cô con gái 16 tuổi, cho biết nơi cô ở rất yên tĩnh, bình yên, không ồn ào, bon chen như ngoài đô thị gần đó.

Với những người dân sống bên cạnh nghĩa địa, nơi yên nghỉ của hàng nghìn người qua nhiều thế kỷ, các ngôi mộ lại là nguồn sống của họ, mang đến công việc nuôi sống họ hằng ngày như chăm sóc mộ, đào mộ mới hoặc bán hoa cho khách đến viếng vào mỗi thứ sáu hằng tuần.

Nghĩa địa độc nhất thế giới ở Ai Cập ảnh 1

Một phụ nữ sống trong khu nghĩa trang Cairo đang làm sạch các ngôi mộ.

Những người khác sống giữa các ngôi mộ thường là người làm đồ đồng hoặc dệt thảm. Họ bán các sản phẩm của mình ở Khan al Khaili, khu chợ du lịch ở Cairo.

Nhiều gia đình có đến ba thế hệ từng sống ở đây, trong bối cảnh dân số bùng nổ tới 90 triệu người. Hằng năm, có đến 250.000 người từ bỏ nông thôn chuyển lên khu này sinh sống với hy vọng sẽ tìm được cuộc sống khá khẩm hơn.

Cha mẹ của Nassra chuyển đến đây ở ngay sau khi họ kết hôn và trở thành người chăm sóc nghĩa địa. Một vài người phải chuyển đến nghĩa trang vì bị đẩy ra khỏi khu trung tâm thành phố Cairo những năm 1950. Đây là khu nghĩa trang lâu đời nhất trong thành phố, khoảng 1.000 năm tuổi, nằm gần Nhà thờ Hồi giáo Al-Azhar.

Một người chăm sóc mộ thường được trả 19 USD cho mỗi ngôi mộ mới đào (đối với khách hàng là các gia đình nghèo khó) và số tiền có thể lên đến 63 USD khi gặp các khách hàng giàu có. Các phu đào huyệt chỉ nhận khoảng 6 USD. Người dân cũng có thể kiếm tiền từ việc làm thợ cắt tóc. Họ cắt tóc cho những người đến viếng mộ. Những người khác bán rau củ tươi và sữa.

Hisham, một thợ dệt thảm đã tới khu vực này từ 45 năm trước cùng với mẹ của mình. Ông sống ở đây từ đó, làm việc để nuôi 4 cậu con trai ăn học.

Một nữ cư dân ở đây chia sẻ, bà từng đến thăm hai cô con gái đang sống ở các khu ổ chuột ngoại ô Cairo. Bà thấy rằng, khu nghĩa trang này tốt hơn nhiều. Tại đây ngoài tự do ăn, ở, sinh hoạt, ít trộm cắp, nghiện hút, thì người lớn có thể tâm sự, hàn huyên, cầu kinh… trẻ em cũng có thể tung tăng vui đùa, chơi các môn thể thao.

Người dân địa phương nói rằng, phần lớn các ngôi nhà ở đây được cung cấp điện và nước. 80% hộ dân cư sở hữu một ngôi nhà cho riêng mình và có nhà vệ sinh bên trong. Đáng ngạc nhiên là tivi có ở mọi nơi và ăng ten chảo parabol không phải là hiếm. Và ngạc nhiên hơn nữa là sự tổ chức rất quy củ, mỗi khoảnh nghĩa trang được tổ chức như một khu phố riêng, có người bảo vệ và có “bảo kê” thu tiền sử dụng đất hằng tháng.

Muốn sống cạnh một ngôi mộ ở đây, người ở phải có những thống nhất cụ thế với gia đình người quá cố của phần mộ đó. Người ở thì đóng cho gia đình chủ phần mộ một ít tiền và họ cũng đảm bảo rằng, phần mộ cũng có ai đó trông coi tránh khỏi trộm cắp.

Dù muốn hay không, những người sống ở đây đều phải ra đi. Từ năm 2001, chính quyền địa phương đã có kế hoạch di chuyển toàn bộ phần mộ ở đây để xây thành một khu công viên công cộng. Tổng cộng, có khoảng 110.000 phần mộ sẽ được chuyển đến khu phố mới, cách nội thành Cairo hơn 10km.

P.V

Bình luận
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
(Ngày Nay) - Từ ngày 10/5-25/5, triển lãm “Mosul, một cuộc phục hưng kiến trúc” mở cửa đón công chúng tại các sảnh đường uy nghi và lịch sử của Thư viện Quốc gia Marciana ở Venice. Khách tham quan được tìm hiểu cách UNESCO dẫn dắt công cuộc tái thiết các công trình biểu tượng tại thành phố Mosul của Iraq, nơi từng bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố Daesh. 
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
(Ngày Nay) - Kính màu có một lịch sử phong phú không kém gì màu sắc rực rỡ của nó. Dù kính màu đã xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại và từng được sử dụng ở La Mã cổ, nhưng đến thế kỷ IV – khi Kitô giáo bắt đầu xây dựng các nhà thờ – nghệ thuật kính màu mới thực sự phát triển mạnh.
Joan Agajanian Quinn tại căn nhà ở Beverly Hills của bà
Hơn nửa thế kỷ, nhà sưu tập Joan Agajanian Quinn là trái tim của cộng đồng nghệ thuật Los Angeles
(Ngày Nay) - Hơn 50 năm qua, Joan Agajanian Quinn đã đặt ra những câu hỏi mà ai cũng muốn có câu trả lời. Là một nhà báo tài ba, bà đã từng là biên tập viên khu vực West Coast của tạp chí Interview, LA Herald Examiner, và là người dẫn chương trình phỏng vấn trên truyền hình với các chương trình như The Joan Quinn Profiles và Beverly Hills View. Với Quinn, sự chú ý luôn phải dành cho các nghệ sĩ mà bà và người chồng quá cố, Jack Quinn, đã hỗ trợ trong suốt nhiều thập kỷ.
Đông đảo người dân và du khách chăm chú lắng nghe thuyết minh về cuộc đời Bác Hồ.
TP Hồ Chí Minh: Triển lãm tái hiện dấu ấn lịch sử và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Ngày 15/4, hai triển lãm đặc biệt trưng bày 2 chuyên đề “Từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975” và “Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ngôn ngữ điêu khắc” đã khai mạc tại TP Hồ Chí Minh, đánh dấu kỷ niệm các dấu mốc lịch sử trọng đại của dân tộc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính ra sân bay tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
(Ngày Nay) - Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã rời Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường.
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
(Ngày Nay) - Hà Nội, như nhiều thành phố lớn khác, đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí khá nghiêm trọng. Các yếu tố như giao thông, xây dựng, và khói bụi từ các nhà máy công nghiệp góp phần làm chất lượng không khí giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thành phố đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện tình hình này, đặc biệt là ứng dụng công nghệ vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.
Đồng chí Nguyễn Đạt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel (thứ hai, bên trái) tại phiên thảo luận.
Hiệp hội di động toàn cầu cùng Viettel tổ chức Hội nghị thảo luận về tầm nhìn quốc gia số
(Ngày Nay) - Ngày 15-4, lần đầu tiên Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số (GSMA Digital Nation Summit) được tổ chức tại Việt Nam với sự đồng hành của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) – đơn vị phối hợp cùng GSMA chuẩn bị nội dung, các vấn đề thảo luận tại các phiên hội thảo.