Nghiên cứu chính sách học phí toàn diện, đảm bảo phổ cập giáo dục

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - PTT Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu chính sách học phí toàn diện, bài bản, đảm bảo mục tiêu thực hiện xã hội hóa cũng như phổ cập giáo dục Mầm non, Tiểu học, THCS.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp. Ảnh: Minh Đức/TTXVN.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp. Ảnh: Minh Đức/TTXVN.

"Không giảm ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu chính sách học phí toàn diện, bài bản, đảm bảo mục tiêu thực hiện xã hội hóa cũng như phổ cập giáo dục Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở."

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo về vấn đề học phí và sách giáo khoa năm 2023-2024, diễn ra chiều 10/5, tại Trụ sở Chính phủ.

Đề xuất 3 phương án hỗ trợ mua sách giáo khoa

Báo cáo tại cuộc họp, về vấn đề sách giáo khoa năm học mới, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới theo đúng lộ trình Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Nghị quyết 88).

Hiện 37/63 tỉnh, thành phố (trong đó có Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh) đã chọn xong sách giáo khoa lớp 4, 8, 11. 26 địa phương đang đợi thẩm định giá từ Bộ Tài chính để quyết định lựa chọn.

Vấn đề chủ yếu liên quan đến sách sẽ thay vào năm nay là lớp 4, 8, 11, trong đó, bao gồm các nội dung về việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt, lựa chọn, tính giá, thẩm định giá, duyệt giá, in, xuất bản, phát hành…,” Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết.

Bên cạnh đó, theo Nghị quyết 122/2020/QH14 của Quốc hội, việc biên soạn sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số không thực hiện xã hội hóa được. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện biên soạn bằng ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc in ấn, phát hành sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết liên quan đến thực hiện Nghị quyết 88, đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thẩm định sách giáo khoa các lớp: 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10 và 11. Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa được thành lập và thực hiện thẩm định theo đúng quy định. Căn cứ kết quả này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định phê duyệt sách giáo khoa của các lớp để triển khai thực hiện.

Để chuẩn bị cho năm học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thẩm định các bản mẫu sách giáo khoa các khối lớp và ban hành Quyết định phê duyệt sách giáo khoa kịp thời, đảm bảo thời gian cho địa phương tổ chức lựa chọn và ban hành danh mục sách giáo khoa lựa chọn theo thời gian quy định. Ngày 28/12/2022, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định phê duyệt sách giáo khoa lớp 8 và lớp 11. Bộ đã chỉ đạo các Nhà xuất bản triển khai tập huấn giáo viên sử dụng sách giáo khoa lớp 4, 8, 11.

Đối với công tác chuẩn bị thẩm định biên soạn sách giáo khoa lớp 5, 9 và 12, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng biên soạn nội dung sách giáo khoa các lớp cuối cấp. Ngày 7/4 vừa qua, Bộ tổ chức họp với đại diện các tổ chức biên soạn sách giáo khoa, tổng chủ biên, chủ biên biên soạn bản mẫu sách giáo khoa lớp 5, 9 và 12 để triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng bản mẫu sách được biên soạn và đề nghị thẩm định.

“Bộ Giáo dục và Đào tạo cố gắng phê duyệt sách giáo khoa lớp 5, 9, 12 dự kiến vào tháng 12/2023 để làm cơ sở cho các địa phương chọn sách giáo khoa,” Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết.

Về số liệu in, tính đến 30/4/2023, tỷ lệ in sách giáo khoa (của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 lớp 1,2,3,6,7,10 đạt 81%; lớp 4,8,11 đạt 79%.

Với mức giá bình quân là 200 nghìn đồng/bộ sách, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến 3 phương án ngân sách Nhà nước hỗ trợ mua sách giáo khoa. Phương án một, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70% số lượng học sinh còn lại chưa được hưởng chính sách hỗ trợ sách giáo khoa, được mượn sách thông qua các thư viện trường học. Số kinh phí Nhà nước cần hỗ trợ dự kiến khoảng 2.138 tỷ đồng.

Phương án hai, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% số lượng học sinh còn lại chưa được hưởng chính sách hỗ trợ sách giáo khoa, được mượn sách thông qua các thư viện trường học. Số kinh phí Nhà nước cần hỗ trợ dự kiến hơn 1.527 tỷ đồng.

Phương án thứ ba, ngân sách Nhà nước hỗ trợ số lượng học sinh có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo được mượn sách giáo khoa thông qua các thư viện trường học. Số kinh phí Nhà nước cần hỗ trợ dự kiến 107,57 tỷ đồng.

Liên quan đến giá sách giáo khoa, bà Đinh Thị Nương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính, cho biết sách giáo khoa thuộc thẩm quyền định giá của doanh nghiệp, Bộ Tài chính chỉ thực hiện rà soát kê khai giá. Hiện, Bộ cơ bản đã rà soát xong giá sách giáo khoa lớp 4, 8, 11, đang yêu cầu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam rà soát lại các chi phí và kê khai lại.

Từ nay đến ngày 15/5 tới, Bộ Tài chính sẽ rà soát xong giá của tất cả sách giáo khoa để có cơ sở cho các địa phương triển khai thực hiện. Bộ Tài chính đề nghị các nhà xuất bản công bố đầu sách để địa phương thống kê, lựa chọn và các đơn vị in chủ động đáp ứng số lượng.

Tại cuộc họp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo về phương án học phí năm học 2023-2024. Phương án một, tiếp tục thực hiện theo lộ trình học phí tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo để áp dụng từ năm học 2022-2023 (Nghị định 81). Phương án hai là điều chỉnh lộ trình học phí lùi 1 năm so với lộ trình tại Nghị định 81.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, dự kiến đầu tháng Bảy tới, Hội đồng Nhân dân các địa phương sẽ thông qua mức học phí cho năm học mới. Đối với giáo dục đại học, các trường phải quyết định mức thu học phí, thông báo trước khi thí sinh đăng ký dự tuyển.

Nghiên cứu chính sách học phí toàn diện, bài bản

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh sách giáo khoa là vấn đề được các phụ huynh, học sinh, các nhà trường và xã hội hết sức quan tâm và chờ đợi, đặc biệt thời điểm chuẩn bị bước vào năm học mới. Những năm qua, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao chất lượng, phương pháp dạy và học, ngành Giáo dục đã dành nhiều công sức để đổi mới chương trình học và sách giáo khoa, bước đầu đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính thông báo rộng rãi về tiến độ in sách, kết quả rà soát giá sách để 26 địa phương còn lại kịp thời chọn, đăng ký mua sách giáo khoa lớp 4, 8, 11 đảm bảo tiến độ.

Phó Thủ tướng đồng ý với phương án, các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định 81, phù hợp với điều kiện cụ thể. Đối với bậc học Mầm non, Tiểu học, Trung học Phổ thông, việc tăng học phí do Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định theo điều kiện của địa phương.

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đánh giá rõ tác động xã hội, đặc biệt ảnh hưởng đến nhóm đối tượng chính sách, yếu thế, thậm chí không thể đi học do học phí tăng, từ đó, có phương án hỗ trợ cụ thể, “bảo đảm mục tiêu nhất quán là Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục Mầm non, Tiểu học, Trung học.”

“Ở những khu vực có điều kiện, thúc đẩy xã hội hóa, khuyến khích tự chủ đối với các cơ sở giáo dục công lập trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí giáo dục, dành ngân sách Nhà nước để hỗ trợ cho các nhóm đối tượng chính sách, yếu thế, ở vùng sâu, vùng xa," Phó Thủ tướng nói.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.