Ngoại trưởng Mỹ sắp đến Bắc Kinh, bàn về Biển Đông

Tình hình căng thẳng tại Biển Đông do tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với các nước láng giềng sẽ nằm trong chương trình nghị sự của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Bắc Kinh tới đây.
Ngoại trưởng Mỹ sắp đến Bắc Kinh, bàn về Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ sắp đến Bắc Kinh, bàn về Biển Đông - anh 1

Ngoại trưởng Kerry được cho là sẽ hối thúc Trung Quốc đấu tranh chống nạn tin tặc.

Vào tuần tới, trong hai ngày 9 và 10/7, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đến Bắc Kinh tham gia một hội nghị thường niên với phía Trung Quốc.

Nhân dịp này, hai bên sẽ thảo luận về rất nhiều chủ đề, trong đó có vấn đề tin tặc Trung Quốc đánh cắp các dữ liệu để phục vụ cho các công ty Trung Quốc, và tình hình căng thẳng hiện nay do tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các láng giềng, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Trả lời hãng tin Pháp AFP vào hôm qua, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel cho biết Washington sẽ “bày tỏ một số quan điểm của chúng tôi về các bước mà Trung Quốc và các quốc gia có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông cần tiến hành nhằm làm hạ nhiệt tình hình, giảm nguy cơ dẫn đến khủng hoảng”. Nhân cuộc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung, Ngoại trưởng Kerry sẽ thúc giục Bắc Kinh cố gắng đấu tranh chống tệ nạn tin tặc do thám thông tin và đánh cắp dữ liệu để phục vụ cho các tập đoàn Nhà nước Trung Quốc, ông Daniel Russel cho biết thêm.

Vào tháng 5 vừa qua, Tư pháp Mỹ đã truy tố 5 sĩ quan Trung Quốc về các tội danh tin tặc và gián điệp kinh tế. Để trả đũa, Bắc Kinh đã rút cán bộ ra khỏi một nhóm làm việc chung về an ninh trên mạng.

Từ đầu tháng 5, Trung Quốc đã hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương -981 trong vùng biển Việt Nam. Tàu Trung Quốc còn hung hăng đâm húc và đâm chìm các tàu Việt Nam tại khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan.
Vào cuối tháng 6, Bắc Kinh còn ngang ngược phát hành tấm bản đồ dọc, trong đó thể hiện "đường 10 đoạn" (trước đây là đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò), nuốt trọn gần hết biển Đông và một bang của Ấn Độ. Ấn Độ, Philippines và Mỹ đã lên tiếng phản đối tấm bản đồ phi lý này.

Quan chức hai bên cũng sẽ có những buổi hội đàm bàn thảo về vấn đề Triều Tiên, biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường, theo AFP.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.