Ông cho biết cuộc tấn công gần đây của các chiến binh Sunni chính là minh chứng đe doạ sự tồn vong của chính phủ Iraq. Các phần tử nổi dậy đang mở rộng quyền kiểm soát của họ về các thị trấn ở phía bắc và phía tây của đất nước.
Phiến quân nổi dậy Sunni đã nắm giữ một con đập quan trọng gần Haditha, và giành quyền kiểm soát tại tất cả các cửa khẩu biên giới với Syria và Jordan từ tay lực lượng quân đội chính phủ. Các sân bay chính ở thị trấn phía bắc của Tal Afar cũng dần rơi vào tay của quân khủng bố ISIS.
Vào thứ hai , Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gặp Thủ tướng Iraq Nouri Maliki để thảo luận về cuộc khủng hoảng và cũng đã tổ chức các cuộc đàm phán với một số nhà lãnh đạo đại diện cho người Shia và Sunni.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và thủ tướng Iraq Nouri Maliki (phải). |
Ông Kerry cho biết sự hỗ trợ của Mỹ sẽ cho phép lực lượng an ninh Iraq đối đầu với ISIS hiệu quả hơn và đó là một cách Mỹ tôn trọng chủ quyền của Iraq. Ông nói rằng các chính trị gia Iraq phải cùng thống nhất chống lại các cuộc nổi dậy: “Đây là giây phút quyết định cho các nhà lãnh đạo Iraq khi đất nước đang phải đối mặt với một mối đe dọa hiện hữu".
Bên cạnh đó, Thủ tướng Iraq, ông Maliki cũng tái khẳng định cam kết của mình để thành lập chính phủ mới ngày 1/7. Một tuyên bố từ văn phòng của ông Maliki sau cuộc họp Kerry cho biết cuộc khủng hoảng ở Iraq đại diện cho một mối đe dọa không chỉ đến Iraq mà còn cho hòa bình khu vực và quốc tế".
Lực lượng Iraq tuần tra biên giới Ả Rập khi họ cố gắng để giải quyết các chiến binh Isis. |
Trước đó, thủ tướng Iraq đã yêu cầu các cuộc không kích của Mỹ giúp đỡ chống lại Sunni nhưng ngoại trưởng Mỹ đã bày tỏ sự lo ngại về thương vong cho dân thường. Mỹ rút quân khỏi Iraq vào năm 2011 và tuyên bố sẽ triển khai khoảng 300 cố vấn quân sự cho Iraq để giúp đỡ trong cuộc chiến chống lại quân nổi dậy trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, nước láng giềng Iran đã phản đối lớn sự can thiệp của Mỹ. Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei cáo buộc Washington tìm kiếm một Iraq dưới quyền bá chủ của Mỹ.