Người biểu tình vẫn cố thủ bên trong Đại học Bách khoa Hong Kong

(Ngày Nay) - Vẫn còn khoảng 100 người biểu tình đang cố thủ ở trong khuôn viên trường đại học Bách Khoa Hong Kong (PolyU), sau khi khu vực xung quanh đã bị cảnh sát phong tỏa hoàn toàn từ cuối tuần trước.
Người biểu tình vẫn cố thủ bên trong Đại học Bách khoa Hong Kong

Tính đến sáng thứ Ba, khoảng 300 người biểu tình vẫn còn ở trong khuôn viên trường, chủ tịch hội sinh viên PolyU Derek Liu ước tính.

Hội Chữ thập đỏ nói rằng họ đã sơ tán ít nhất 6 người bị thương ra khỏi hiện trường trong đêm. Tổ chức này cho biết một số người biểu tình gặp các chấn thương như gãy xương chân tay, bỏng và hoại tử da.

Người biểu tình đã ẩn náu tại khuôn viên PolyU từ cuối tuần trước, sau khi nhiều trường đại học trên địa bàn Hong Kong trở thành các địa điểm nổ ra xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát. Phe biểu tình đã tận dụng khuôn viên PolyU làm căn cứ để từ đó để chặn các con đường xung quanh và đường hầm Cross Harbor nối liền bán đảo Cửu Long với đảo Hong Kong.

Người biểu tình vẫn cố thủ bên trong Đại học Bách khoa Hong Kong ảnh 1

Cảnh sát phun vòi rồng và mực xanh về phía đám đông biểu tình tại trường Đại học Bách khoa Hong Kong. Ảnh: CNN

Vào Chủ nhật tuần trước, cảnh sát đã không thể tiến vào bên trong trường Đại học Bách khoa Hong Kong do gặp phải sự kháng cự quyết liệt, khi những người biểu tình sử dụng mọi loại vũ khí từ cung tên, bom xăng cho tới gạch đá để ngăn bước tiến của lực lượng chấp pháp. Đáp lại, cảnh sát liên tục bắn đạn hơi cay và phun vòi rồng về phía người biểu tình.

Cảnh sát Hong Kong tuyên bố rằng một "băng đảng bạo loạn lớn" đã ném bom xăng vào cảnh sát. "Vào khoảng 5h30 sáng, cảnh sát (tiếp tục) tiến hành hoạt động phân tán và bắt giữ. Trong khi đó, những kẻ bạo loạn tập trung bên trong khuôn viên đã phóng hỏa và gây ra thiệt hại lớn".

Người biểu tình vẫn cố thủ bên trong Đại học Bách khoa Hong Kong ảnh 2

Người biểu tình sử dụng cung tên để chống lại cảnh sát. Ảnh: CNN

Trong một tuyên bố, ban quản lý trường PolyU cho biết "hóa chất nguy hiểm" đã bị đánh cắp từ các phòng thí nghiệm và lên án "hành vi bất hợp pháp và bạo lực" của người biểu tình trong khuôn viên trường.

"Chúng tôi hiểu rằng sinh viên quan tâm đến tình hình xã hội hiện tại, tuy nhiên, họ phải bình tĩnh và lý trí khi đấu tranh cho bất cứ điều gì", tuyên bố của trường Đại học Bách khoa Hong Kong nói. "Sử dụng bạo lực hoặc các hành vi cực đoan khác sẽ không giúp giải quyết vấn đề".

Một số người biểu tình bắt đầu rời khỏi trường vào sáng thứ Hai, trong khi số đông đang cố gắng nghỉ ngơi sau một đêm căng thẳng.

Những người vẫn bị mắc kẹt bên trong cho biết bầu không khí đang ngày càng tuyệt vọng. Vào tối thứ Hai, một nhóm viên chức đã được điều động đến hiện trường để giúp những người biểu tình chưa đủ tuổi trưởng thành rời đi.

Người biểu tình vẫn cố thủ bên trong Đại học Bách khoa Hong Kong ảnh 3

Đám đông biểu tình cố gắng chạy thoát khỏi trường Đại học Bách khoa sau khi cảnh sát xông vào bên trong. Ảnh: SCMP

"Tất nhiên, chúng tôi muốn rời đi", một người biểu tình 23 tuổi từng "trú" bên trong trường Đại học Bách khoa nói trên CNN.

"Chúng tôi có thể phải chờ rất lâu bởi cảnh sát sẽ phong tỏa hiện trường trong vài ngày để có thể bắt giữ toàn bộ mọi người bên trong. Chúng tôi chỉ muốn trốn thoát, chúng tôi không có bất kỳ thiết bị nào để chiến đấu" - Sau đó người này đã trốn thoát cùng bạn gái, sau khi trốn dưới một cây cầu và chạy đến nơi an toàn. "Tôi đã không chuẩn bị tinh thần sẽ bị bắt. Lúc đầu, mọi người đều nói chúng tôi phải chuẩn bị tinh thần nếu bị bắt, nhưng bạn không bao giờ nghĩ về điều đó cho đến khi nó gần như xảy ra", người này cho biết.

Sáng nay, chính quyền Hong Kong đã bổ nhiệm ông Tang Ping-Keung (Chris Tang) làm Giám đốc Cảnh sát mới, Tân Hoa Xã đưa tin.

Người biểu tình vẫn cố thủ bên trong Đại học Bách khoa Hong Kong ảnh 4

Giám đốc Cảnh sát Hong Kong Chris Tang kêu gọi người dân lên án các hành vi bạo động. Ảnh: SCMP

Trả lời tờ South China Morning Post, ông Tang cho biết mình mong muốn người dân Hong Kong lên án bạo lực, sự im lặng và khoan dung của họ sẽ chỉ khuyến khích những kẻ cực đoan.

"Bất kể niềm tin của bạn là gì, đừng tôn vinh và làm ngơ trước bạo lực. Đừng để đám đông trở nên cực đoan hơn. Nếu tất cả mọi người đều lên án bạo lực, tình hình đã không tệ như vậy suốt 5 tháng qua. Chúng ta chỉ có thể chấm dứt tình trạng bất ổn bằng sự lên án của xã hội", ông Tang khẳng định.

Bình luận
Trụ sở Baidu ở Trung Quốc.
Baidu ra mắt mô hình AI mới cạnh tranh với DeepSeek
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, Baidu đã ra mắt 2 mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới cung cấp khả năng suy luận đa phương thức nâng cao và có giá thấp hơn so với các sản phẩm tương đương của DeepSeek.
Trẻ bị chó nhà tấn công tại Hà Nội
Cảnh báo bệnh dại sắp 'vào mùa'
(Ngày Nay) - Mới đây, phòng tiêm chủng vaccine thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn. Đáng chú ý, có trường hợp con vật chết ngay sau đó - dấu hiệu đặc biệt liên quan đến bệnh dại.
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).