Người Hàn Quốc chán ăn trái cây vì giá tăng vọt

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Số liệu của chính phủ Hàn Quốc cho thấy mức tiêu thụ trái cây của nước này đã giảm gần 20% trong 15 năm qua, trong bối cảnh thiếu nguồn cung và giá cả tăng vọt.
Người Hàn Quốc chán ăn trái cây vì giá tăng vọt

Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc, mức tiêu thụ trái cây bình quân đầu người của quốc gia này đã giảm 19% từ mức đỉnh 67,9kg vào năm 2007 xuống còn 55 kg vào năm 2022.

Quýt và táo là các loại trái cây đứng đầu mức tiêu thụ bình quân đầu người; tiếp sau đó lần lượt là lê, nho, đào và hồng.

Một báo cáo riêng của Cục phát triển nông thôn cho biết, việc tiêu thụ trái cây có mối liên hệ chặt chẽ với giá cả vì chúng thường được coi là mặt hàng thực phẩm ít thiết yếu nhất và mức tiêu thụ sẽ giảm khi giá thành tăng cao.

Ví dụ, trong đại dịch COVID-19, người tiêu dùng đã giảm trung bình 1,4% chi tiêu cho các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản nói chung. Trong khi lượng mua vật nuôi giảm 0,8% thì nông sản giảm 6,9% còn trái cây giảm 9,3%.

Vào tháng 1 và tháng 2 năm nay, giá trái cây đã tăng gần 40% so với một năm trước, mức tăng mạnh nhất trong 32 năm tại Hàn Quốc. Theo đó, quýt và táo - hai loại trái cây phổ biến và có mức tiêu thụ nhiều nhất - có giá tăng lần lượt 71% và 78% trong cùng thời kỳ.

Sản lượng giảm được coi là yếu tố chính đẩy giá trái cây tăng cao. Tổng diện tích trồng trái cây của cả nước này đã giảm từ 172.900 ha năm 2000 xuống còn 158.830 ha vào năm 2022. Do tốc độ già hóa nhanh của Hàn Quốc, tổng số nông dân cũng giảm đều đặn từ 2,85 triệu xuống chỉ còn 2,17 triệu trong thập kỷ qua.

Điều kiện thời tiết bất thường đã đặt ra thêm thách thức cho sản xuất trái cây. Năm ngoái, sản lượng táo và lê đã giảm đáng kể, khoảng 30% mỗi loại, phần lớn là do thiệt hại vì nhiệt độ thấp trong mùa xuân và những trận mưa như trút nước vào mùa hè.

Để giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung trái cây và các mặt hàng nông sản khác thường xuyên, Bộ trưởng Nông nghiệp Hàn Quốc Song Mi-ryung đã tổ chức một cuộc họp báo khẩn cấp hôm 7/3, cam kết thành lập một cơ quan tư vấn về sản xuất trái cây đồng thời mở rộng hỗ trợ tài chính cho nông dân.

Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.