Người phụ nữ giấu tên này thường gặp rắc rối khi bị cảnh sát giao thông dừng xe và kiểm tra nồng độ cồn trong máu bỏi chỉ số đo được của cô cao gấp bốn lần mức cho phép. Chứng bệnh lạ này rất hiếm gặp có tên “hội chứng đường ruột lên men”, khiến cho thức ăn đưa vào cơ thể đều biến thành rượu.
Luật sư Joseph Marusak đã trình ra trước tòa hồ sơ bệnh án của cô và trong đó các bác sĩ đã ghi rõ cô mắc chứng bệnh hiếm gặp gây ra do số lượng nấm men trong dạ dày quá nhiều và làm chuyển hóa thức ăn chứa nhiều tinh bột thành rượu. Marusak đã phải mời hai y tá và một trợ lý bác sĩ theo thân chủ của mình suốt một ngày để chứng mình cô không hề uống rượu kèm theo một vài cuộc xét nghiệm máu khác nữa.
Marusak nói: “Đến cuối ngày, cô ấy có nồng độ cồn trong máu là 0,36% mặc dù không hề uống tí chất có cồn nào và ăn rất ít đồ chứa tinh bột”. Luật sư cũng cho hay, thân chủ của anh còn mua máy đo riêng và sử dụng liên tục trong 18 ngày, lần nào nồng độ cũng đạt ngưỡng 0,2%. Trongkhi đó, mức độ cồn trong máu cho phép theo quy định của New York là 0,08%.
Hội chứng này được ghi lại lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1970 khi người này cũng bị cảnh sát giữ vì nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép và cố giải thích về bệnh của mình. Các chuyên gia về y học lẫn luật pháp Mỹ đều công nhận, họ đã gặp một số trường hợp như người phụ nữ trên.
Giáo sư ngành luật Jonathan Turley tại trường Đại học George Washington (Mỹ) cho biết:“Thoạt đầu, căn bệnh này có vẻ như là "tấm vé" thoát khỏi lưới luật pháp. Tuy nhiên, các quan tòa rất cảnh giác trước những trường hợp như vậy. Bạn phải trình rõ hồ sơ liên quan quá trình bệnh của mình qua những nơi xét nghiệm có uy tín.”
Vậy tất cả những người mắc chứng bệnh này lúc nào cũng thấy say?
Các chuyên gia y học cho biết, thường những người mắc chứng bệnh này luôn cảm thấy trong tình trạng say xỉn nhưng Marusak nói, thân chủ anh không như vậy: “Cô ấy không hề biết mình bị mắc bệnh đó. Và chưa bao giờ thấy đột nhiên lâng lâng trong người”.
Trợ lý Chưởng lý Quận tại hạt Erie, Christopher Belling, nói rằng vụ việc đang được xem xét và văn phòng chưởng lý không có bình luận gì.
Marusak nói, vụ án sẽ được giữ kín toàn bộ thông tin cho đến khi nào tòa án bãi bỏ tội trạng của thân chủ anh.
An Mai (Theo The Time/Guardian)