Vaccine tăng cường giúp các hãng dược thu lời lớn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nhà sản xuất vaccine ngừa COVID-19 nhiều khả năng sẽ thu về thêm hàng tỷ USD lợi nhuận khi nước Mỹ đang lên kế hoạch tiêm chủng tăng cường để tăng khả năng miễn dịch của người dân nước này trước sự lây lan của biến thể Delta.
Vaccine tăng cường giúp các hãng dược thu lời lớn

Cuối tuần trước, giới chức y tế Mỹ đã xác nhận việc nước này sẽ triển khai tiêm nhắc lại vaccine Pfizer cho tất cả người dân Mỹ trong độ tuổi từ 65 trở lên cùng với hàng chục triệu người trẻ nằm trong nhóm có nguy cơ cao vì lý do thể trạng sức khỏe hay đặc thù công việc của những đối tượng này.

Các quan chức Mỹ cho biết động thái này sẽ là bước đầu tiên trong kế hoạch mới. Mũi tiêm tăng cường có thể sẽ áp dụng rộng rãi hơn tại Mỹ trong những tuần hoặc tháng sắp tới, bao gồm cả mũi tăng cường vaccine do hai hãng dược phẩm Moderna và Johnson & Johnson sản xuất.

Cùng với đó, số người đã tiêm vaccine ngừa COVID – 19 theo số liều quy định ban đầu vẫn tiếp tục tăng lên, điều này đồng nghĩa với việc doanh thu và lợi nhuận của hai hãng dược phẩm như Pfizer Moderna nói riêng sẽ ngày càng lớn hơn gấp nhiều lần.

“Đây là một cơ hội rõ rệt, được phản ánh qua dân số thế giới – con số lên đến hàng tỷ người, cần được tiêm chủng ngừa và mũi tiêm bổ sung”, Michael Yee, chuyên gia phân tích của công ty Jefferies, nhận định.

Phố Wall đang chú ý đến vấn đề này. Theo dự báo của các nhà phân tích, doanh thu của công ty Moderna trong năm 2022 dự kiến sẽ tăng 35% sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm mũi vaccine tăng cường hồi giữa tháng 8.

Cho đến nay, hầu hết các loại vaccie được sử dụng tại Mỹ đều là vaccine của hãng dược phẩm Moderna và Pfizer – công ty đã phối với hãng BioNTech của Đức trong quá trình phát triển thuốc.

Vaccine của hai nhà sản xuất này đã được tiêm cho người dân Mỹ, trong đó 99 triệu người đã tiêm vaccine của Pfizer, và 68 triệu người đã tiêm vaccine của Moderna. Ngoài ra, vaccine của công ty Johnson & Johnson cũng đã được sử dụng để tiêm chủng cho khoảng 14 triệu người dân nước này.

Hiện con số liệu cụ thể liên quan đến số lượng người dân sẽ được tiêm mũi vaccine bổ sung ở quy mô toàn cầu vẫn chưa được các định. Nhưng Karen Andersen, chuyên gia phân tích của công ty Morningstar, dự đoán việc triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường sẽ đem lại khoảng 26 tỷ USD doanh thu toàn cầu trong năm tới cho Pfizer/BioNTech, và khoảng 14 tỷ USD cho Moderna, nếu gần như tất cả người Mỹ được tiêm vaccine bổ sung của hai hãng này.

Những công ty dược phẩm này cũng có thể tiếp tục thu về lợi nhuận từ những người sẽ tiêm vaccine theo số liều quy định ban đầu trong thời gian tới. Ở Anh – quốc gia có kế hoạch tiêm mũi bổ sung cho tất cả người dân trên 50 tuổi và những người dễ bị tổn thương, một hội đồng chuyên gia của nước này đã khuyến nghị rằng nên sử dụng vaccine của Pfizer làm lựa chọn chính, và Moderna sẽ là lựa chọn thay thế.

Chuyên gia Andersen cho rằng Moderna. công ty dược phẩm hiện không có sản phẩm nào khác trên thị trường ngoài vaccine ngừa COVID – 19, sẽ thu được lợi nhuận khoảng 13 tỷ USD trong năm tới từ việc bán vaccine nếu việc tiêm mũi vaccine bổ sung được công nhận, triển khai rộng rãi.

Lợi nhuận tiềm năng có được từ vaccine của hãng Pfizer có phần khó ước tính hơn, nhưng các nhà quản lý của công ty này cho biết họ kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận trước thuế sẽ ở mức “trên con số 20” tính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu. Dựa trên dự đoán về doanh số bán hàng của Andersen, Pfizer sẽ thu về khoản lợi nhuận khoảng 7 tỷ USD trong năm tới nếu chỉ tính riêng số tiền thu được từ việc bán lượng vaccine dùng để tiêm mũi bổ sung.

Trong khi đó, J&J và AstraZeneca cho biết họ không có ý định thu lợi nhuận từ các hợp động bán vaccine ngừa COVID – 19 của mình trong thời kỳ đại dịch.

Đối với hai công ty dược phẩm Pfizer và Moderna, mũi tiêm tăng cường có thể sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn so với lợi nhuận thu về từ lượng vaccine được bán ra phục vụ cho hoạt động tiêm chủng theo những tính toán và số liều quy định ban đầu, vì chúng sẽ không bao gồm chi phí nghiên cứu, phát triển mà các công ty đã phải chi ra để sản xuất, đưa vaccine ra thị trường.

Steve Brozak, Giám đốc điều hành của công ty WBB Securities, đánh giá các mũi tiêm tăng cường sẽ đem lại “lợi nhuận gần như thuần túy”, cho các hãng dược phẩm, so với cái mũi tiêm theo quy chuẩn ban đầu.

Các công ty sản xuất vaccine cũng sẽ không phải là những doanh nghiệp duy nhất có thể được hưởng lợi khi các nước tiến hành tiêm mũi bổ sung. Theo Jeff Jonas, Giám đốc đầu tư của Gabelli Funds, nhận định chuỗi cửa hàng dược phẩm CVS Health và Walgreens có thể sẽ đạt doanh thu hơn 800 triệu USD trên mỗi cửa hàng.

Ông Jonas chỉ ra ý rằng trong thời điểm này, các hiệu thuốc có thể sẽ không phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các cơ sở tiêm chủng, và thực hiện được việc thu thập thông tin liên hệ của khách hàng. Điều đó sẽ giúp các cửa hàng thuốc dễ dàng được mọi người chú ý, và họ sẽ quay lại để được tiêm mũi bổ sung trong thời gian tới.

Các nhà sản xuất hiện cũng đang phát triển các loại vaccine ngừa COVID-19 nhằm ngăn chặn một số biến thể của virus, và cho rằng mọi người có thể sẽ cần được tiêm các mũi nhắc lại hàng năm giống như với vaccine cho bệnh cúm mùa. Tất cả những yếu tố trên có thể sẽ khiến cho vaccine ngừa COVID – 19 trở thành một nguồn doanh thu chính của các hãng này.

Vaccine ngừa COVID-19 đã hoạt động và đem lại hiệu quả tốt hơn nhiều so với các loại vaccine đã được phát triển trước đó.

Hồi tháng 7, Pfizer cho biết hãng này dự kiến ​​doanh thu từ các hợp đồng bán vaccine sẽ đạt khoảng 33,5 tỷ USD trong năm nay, số liệu ước tính này có thể thay đổi tùy thuộc vào việc triển khai các mũi tiêm bổ sung hoặc chiến dịch mở rộng tiêm chủng đến đối tượng là trẻ em.

Con số này cao hơn gấp 5 lần con số 5,8 tỷ USD mà công ty dược phẩm này thu được vào năm ngoái nhờ loại vaccine Pfizer’s Prevnar13 – vaccine sinh lợi nhuận cao nhất trên thế giới trước đó, giúp bảo vệ chống lại bệnh phế cầu khuẩn.

Nó cũng sẽ vượt qua con số 19,8 tỷ USD lợi nhuận thu được vào năm ngoái từ viên thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp của AbbVie Humira, được nhiều người coi là loại thuốc bán chạy nhất thế giới.

Erik Gordon, giáo sư chuyên ngành kinh doanh tại Đại học Michigan, cho biết đây là một tín hiệu tốt cho sự phát triển của vaccine trong tương lai.

Ông Gordon cho biết vaccine thông thường sẽ không mang lại nhiều lợi nhuận như các phương pháp điều trị. Nhưng sự thành công của các loại vaccine ngừa COVID – 19 có thể thu hút thêm nhiều nhà sản xuất vaccinne và các nhà đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực này.

“Việc kinh doanh vaccine đang trở nên hấp dẫn hơn đối với chúng ta, những người sẽ cần vaccine, và đây là một điều tốt”, ông Gordon nhấn mạnh.

Theo AP
Mẹ đẻ là "vũ khí bí mật" của tỷ phú Musk
Mẹ đẻ là "vũ khí bí mật" của tỷ phú Musk
(Ngày Nay) - Bà Maye Musk, mẹ của tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk, là gương mặt tiêu biểu của xu hướng “những người ảnh hưởng bạc” (silver influencer) với thành công trong vượt qua nghịch cảnh và tạo đồng cảm mạnh mẽ tại Trung Quốc. Liệu bà có thể là vũ khí bí mật của tỷ phú Elon Musk tại quốc gia tỷ dân?
Theo thước đo của Liên hợp quốc, các quốc gia có hơn 7% dân số từ 65 tuổi trở lên được coi là xã hội già hóa, trên 14% là “xã hội già,” trong khi trên 20% là “xã hội siêu già." Nguồn: The Korea Times
Hàn Quốc chính thức trở thành xã hội "siêu già"
(Ngày Nay) - Tính đến ngày 23/12, Hàn Quốc có 10,24 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 20% tổng dân số 51,22 triệu người của cả nước, chính thức trở thành xã hội "siêu già theo thước đo của Liên hợp quốc.