(Ngày Nay) - Ngày 25/10, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) cho biết lực lượng cứu hộ đã giải cứu hơn 150 người tị nạn Rohingya ngoài khơi Indonesia, bao gồm phụ nữ và trẻ em, sau khi tàu của họ mắc kẹt trên biển suốt nhiều ngày.
Ngày 1/3, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về cuộc khủng hoảng nhân đạo leo thang tại tỉnh Cabo Delgado đầy bất ổn ở miền Bắc Mozambique sau khi bạo lực bùng phát giữa các nhóm vũ trang.
(Ngày Nay) - Gần 3 tháng sau khi xung đột Israel - Hamas bùng phát, người dân ở Dải Gaza vẫn trên đường di tản, nhưng giờ đây họ đang phải đối mặt với một mùa đông khắc nghiệt, không có nơi trú ẩn thích hợp và thiếu những điều cơ bản để sinh tồn.
Tại Diễn đàn Người tị nạn Toàn cầu, diễn ra ở Geneva (Thụy Sĩ), các quốc gia và doanh nghiệp đã cam kết đóng góp tổng cộng hơn 2,2 tỷ USD để giải quyết cuộc khủng hoảng di cư toàn cầu và tạo việc làm cho hàng chục nghìn người tị nạn.
Ngày 4/9, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đã kêu gọi tăng gấp đôi viện trợ để kịp thời hỗ trợ gần 2 triệu người đang phải rời bỏ nhà cửa vì cuộc xung đột ở Sudan.
Bộ Nội vụ liên bang Đức đang đưa ra nhiều đề xuất mới nhằm siết chặt hơn nữa các quy định đối với việc trục xuất người tị nạn là tội phạm hoặc không đáp ứng các tiêu chí để được tị nạn ở nước này.
(Ngày Nay) - Hơn 3,5 triệu công dân Ukraine đã vượt qua biên giới vào Nga kể từ khi cuộc xung đột giữa hai nước bắt đầu tháng 2/2022 - theo Lực lượng Biên phòng Nga.
(Ngày Nay) - Hiện cả hai bên đều có quan điểm chiến thuật của riêng mình và tin rằng mình có ưu thế hơn. Những dữ liệu sau đây sẽ cho chúng ta thấy một phần thực trạng của Ukraine trong cuộc giao tranh với Nga.
(Ngày Nay) - Dữ liệu sơ bộ từ Cơ quan tị nạn EU cho thấy trong năm 2022 đã có gần 1 triệu đơn xin tị nạn được nộp vào 27 quốc gia thành viên của khối, cùng với Thụy Sĩ và Na Uy.
(Ngày Nay) - Báo cáo của tổ chức Save the Children cho biết trong 4 năm qua đã có hơn 8.400 người di cư đến châu Âu thiệt mạng trên biển khi tìm cách vượt Địa Trung Hải.
(Ngày Nay) - Ngày 8/2, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã trao giải thưởng hòa bình danh giá hằng năm Felix Houphouet-Boigny cho cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel, ghi nhận những nỗ lực của bà trong các chính sách hỗ trợ người tị nạn trong thời gian tại vị.
(Ngày Nay) - Trong năm 2021, dòng người tị nạn, đặc biệt là từ các nước như Afghanistan và Syria, tiếp tục hướng tới chân trời mơ ước của họ là châu Âu, trong đó Đức vẫn là điểm đến hấp dẫn nhất.
(Ngày Nay) - Trong các lớp học của UNESCO ở Thung lũng Bekaa, những người tị nạn Syria trẻ tuổi được đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục bằng cách tham gia vào các lớp học truyền thống. Đặc biệt, từ hơn một năm nay, UNESCO đã triển khai biện pháp giảng dạy mới cho dự án “Giáo dục cơ bản cho người tị nạn Syria”, bằng cách hướng dẫn các em kể chuyện thông qua truyện tranh.
(Ngày Nay) - Chấp nhận mất nơi ở, tài sản, thậm chí mất người thân để tháo chạy, nhưng người tị nạn Afghanistan có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng về kinh tế và chính trị cho quê hương trong tương lai.
(Ngày Nay) - Người phát ngôn của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) Boris Cheshirkov ngày 7/5 đã cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nhân đạo mới ở Burkina Faso. Chỉ trong vòng 10 ngày, hơn 17.500 người phải bỏ nhà và ít nhất 45 người thiệt mạng sau các vụ tấn công thánh chiến tại nước này.
Đại dịch COVID-19 đã giết chết gần 1,8 triệu người và gây ra rất nhiều khó khăn cho cả thế giới. Năm 2020 đã kết thúc với vô vàn những nỗ lực tìm ra vắc-xin đẩy lùi bệnh dịch. Những tác động kinh tế xã hội của đại dịch chắc chắn vẫn còn kéo dài trong nhiều năm - đặc biệt là ở các quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới, nơi hầu hết những người tị nạn đang sinh sống.
Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa nhân văn của việc giải quyết vấn đề tị nạn, kêu gọi các giải pháp lấy con người làm trung tâm, thúc đẩy hợp tác và đối thoại giữa các nước liên quan.
Giáo hoàng Francis kêu gọi sơ tán những người tị nạn trong các trại tạm giam ở Libya, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, trong bối cảnh chiến sự đang leo thang ở nước này.
Ngày 16/1, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez đã ra tuyên bố phản đối việc Mỹ gia hạn việc ngừng thực hiện Điều khoản III chống Cuba trong Luật Helms-Burton, vốn được ban hành từ năm 1996, chỉ trong vòng 45 ngày, thay vì 6 tháng như thông thường.