Đức siết chặt quy định về trục xuất người tị nạn

0:00 / 0:00
0:00
Bộ Nội vụ liên bang Đức đang đưa ra nhiều đề xuất mới nhằm siết chặt hơn nữa các quy định đối với việc trục xuất người tị nạn là tội phạm hoặc không đáp ứng các tiêu chí để được tị nạn ở nước này.
Đức siết chặt quy định về trục xuất người tị nạn

Thông báo của Bộ trưởng Nội vụ liên bang Đức Faeser ngày 6/8 cho biết bà dự định thắt chặt luật trục xuất người tị nạn khỏi Đức. Hiện bộ này đang đưa ra nhiều đề xuất, trong đó có việc kéo dài thời hạn giam giữ chờ trục xuất, trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với các trường hợp vi phạm quy định nhập cảnh và cư trú cũng như đẩy mạnh việc trục xuất các trường hợp xin tị nạn là tội phạm hoặc bị từ chối tị nạn ở Đức. Cụ thể, thời hạn giam giữ tối đa người tị nạn vi phạm được đề xuất kéo dài từ 10 ngày hiện nay lên 28 ngày. Người tị nạn sau đó có thể bị giam giữ tại khu vực quá cảnh của sân bay hoặc nơi ở nếu bị nghi ngờ sẽ trốn lệnh trục xuất. Các trường hợp vi phạm lệnh cấm nhập cảnh và cư trú sẽ là một trong những lý do bị giam giữ. Điều này được thực hiện khi chính quyền chỉ định nơi lưu trú cho người xin tị nạn và họ không được phép ra khỏi khu vực này. Bên cạnh đó, cảnh sát cũng sẽ được tạo điều kiện rộng hơn về pháp lý để tìm kiếm những người tị nạn vi phạm luật nhập cảnh và cư trú. Bộ Nội vụ Đức cũng muốn cho phép lực lượng thực thi công vụ đọc dữ liệu từ điện thoại thông minh hoặc dịch vụ đám mây nếu người tị nạn không thể xuất trình hộ chiếu, gây khó khăn cho việc xác định danh tính của người đó. Bộ trên cho biết các biện pháp này cùng nhiều quy định nghiêm ngặt khác hiện đang được thảo luận với các bang và chính quyền địa phương. Sau khi thống nhất sẽ chuyển sang thủ tục lập pháp.

Một dự thảo khác đang được Bộ Nội vụ Đức chuẩn bị là việc cải thiện truyền dữ liệu tới các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và xã hội. Trong tương lai, hệ thống đăng ký người nước ngoài trung tâm (AZR) cũng sẽ chứa thông tin về việc liệu những trường hợp liên quan có được nhận trợ cấp hay không, cơ quan nào chịu trách nhiệm cấp và được cấp trong khoảng thời gian nào. Các sở ngoại kiều, cơ quan phúc lợi và việc làm sẽ được giải tỏa khối lượng công việc bằng cách loại bỏ các truy vấn thủ công về phúc lợi xã hội như hiện nay.

Số người tới Đức xin tị nạn gần đây đã tăng mạnh trở lại. Trong nửa đầu năm 2023, giới chức nước này ghi nhận gần 150.200 đơn xin tị nạn lần đầu, tăng 77,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, thường rất khó để thuyết phục những người tị nạn không được chấp thuận ở Đức, hồi hương. Hồi cuối năm 2022, trong số 304.000 trường hợp được yêu cầu rời khỏi Đức thì có khoảng 248.000 người sau đó được cấp quy chế "tạm dung", có nghĩa việc trục xuất tạm thời bị đình chỉ. Nhiều bang ở biên giới phía Đông và phía Nam nước Đức cảnh báo có thể tự thực hiện kiểm soát biên giới nghiêm ngặt nếu Chính phủ liên bang không siết chặt quy định đối với việc tiếp nhận và trục xuất người tị nạn.

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.