Tương lai mờ mịt của người tị nạn Afghanistan sau khi rời khỏi đất nước

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Với người tị nạn Afghanistan, tháo chạy thành công khỏi quê nhà mới chỉ là bước khởi đầu cho muôn vàn khó khăn phía trước.
Lính Mỹ chuẩn bị cho người tị nạn Afghanistan lên máy bay tại một căn cứ không quân ở Qatar.
Lính Mỹ chuẩn bị cho người tị nạn Afghanistan lên máy bay tại một căn cứ không quân ở Qatar.

Đóng vai trò là điểm chuyển tiếp quan trọng trên hành trình sơ tán tới Mỹ, Doha (Qatar) đã tiếp nhận hàng chục ngàn người tị nạn từ Afghanistan trong những ngày qua.

Đặt chân xuống đường băng ở Al Udeid (căn cứ không quân của Mỹ tại Doha) lúc 2h sáng, một phụ nữ Afghanistan bất ngờ lao tới một phi công Mỹ, cố gắng giật lấy khẩu súng giắt ở thắt lưng anh ta. Cô bị khống chế gần như ngay lập tức. Tự tử bất thành, người phụ nữ đổ sụp xuống, ôm đầu khóc nức nở và không ngừng gào thét.

Bố mẹ, chồng và các con của cô đều đã thiệt mạng trong sự kiện Taliban tiếp quản Afghanistan. Riêng cô thì may mắn lên được chuyến bay sơ tán khỏi Kabul. Giờ đây, không nhà, không người thân, không một xu dính túi, đơn độc giữa một vùng đất xa lạ, cô coi cái chết là một sự giải thoát.

"Làm ơn, làm ơn, hãy để cho tôi được chết," người phụ nữ cầu xin, khi ánh đèn pha từ chiếc xe buýt chở người sơ tán rọi lên khuôn mặt đẫm nước mắt của cô.

Tương lai mờ mịt của người tị nạn Afghanistan sau khi rời khỏi đất nước ảnh 1

Hàng trăm người tị nạn Afganistan chen chúc trên một chuyến bay sơ tán. (Ảnh: Defense One.)

2 ngày sau khi Taliban tiếp quản Afghanistan, Zahra (28 tuổi, người tị nạn đến từ Afghanistan) cùng họ hàng tức tốc ra sân bay Kabul để chạy trốn. Nhưng cuối cùng, mẹ và gia đình của Zahra đã bị kẹt lại trong đám đông hỗn loạn tại sân bay. Chỉ có Zahra và gia đình anh rể của cô sang được Doha. Cô không thể quên lời dằn mặt của một lính canh Taliban trước khi họ lên máy bay : "Một khi đã rời đi, các người sẽ không còn đường quay lại đâu."

"Liệu chúng tôi có thể định cư, tìm việc làm và sống một cuộc sống tốt hơn tại Mỹ không?", Zahra lo lắng.

Tương tự Zahra, một người tị nạn khác tại Doha là Gul cũng đang bị chia cắt khỏi gia đình mình. Gul hiện ở trại As Sayliyah, một căn cứ quân đội cũ của Mỹ ở ngoại ô Doha. Mỗi đêm, cựu cảnh sát tại sân bay Kabul lại tự dằn vặt bởi đã rời đi quá đột ngột, trong khi vợ và 3 đứa con 6 tuổi của anh vẫn đang kẹt ở Afghanistan.

"Gia đình tôi vẫn đang ở Afghanistan, nơi tình hình vô cùng tồi tệ. Tôi từng là thành viên của lực lượng an ninh. Sẽ ra sao nếu gia đình tôi bị tấn công? Tôi thực sự không dám nghĩ tới," Gul đau khổ.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng bỏ trốn vì lo sợ rằng Taliban sẽ trả đũa những người từng làm việc với chính phủ Mỹ hoặc Afghanistan. Theo luật của của Taliban, họ có thể bị ném đá đến chết, chặt tay hoặc hành quyết công khai.

"Tôi đã có thể bị giết nếu tiếp tục ở lại Afghanistan," Mirwais, 31 tuổi, từng là phiên dịch viên cho các lực lượng Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế cho biết.

Zahra, Gul và Mirwais chỉ là 2 trong số hơn 114.000 người đã chạy thoát khỏi Afghanistan trong hai tuần qua. Trong số đó, hàng ngàn người không đủ điều kiện để tái định cư ở Mỹ, bởi họ không có hộ chiếu, visa hoặc thẻ căn cước công dân. Không chỉ vậy, với những người có đủ điều kiện, việc phải bắt đầu cuộc sống mới tại một đất nước hoàn toàn xa lạ cũng là thử thách rất lớn.

Tương lai mờ mịt của người tị nạn Afghanistan sau khi rời khỏi đất nước ảnh 2
Người dân Afghanistan đổ đến sân bay tại thủ đô Kabul hôm 16/8. Ảnh: AFP.

“Tôi không mang theo bất cứ giấy tờ tuỳ thân nào,” Mirwais nói. “Tôi không biết điều gì sẽ xảy đến với tôi và gia đình nếu không thể định cư tại Mỹ.”

Shabnam, một người tị nạn đến từ Afghanistan, đang kêu gọi các lực lượng quốc tế, đặc biệt là Mỹ, cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác giúp đỡ những người dân Afghanistan phải chạy thoát khỏi quê hương của họ.

"Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ cần phải làm nhiều hơn nữa để giúp những người tị nạn chúng tôi có một cuộc sống ổn định sau sơ tán," Shabnam cho biết.

Một số nhà bình luận chính trị cũng lập luận rằng, giúp đỡ những người Afghanistan là một nghĩa vụ đạo đức của Mỹ, bởi họ đã hỗ trợ quốc gia này rất nhiều ở Afghanistan trong 20 năm qua. Họ còn khẳng định, việc cho phép người tị nạn Afghanistan tái định cư có thể mang lại một số lợi ích cho chính nước Mỹ về lâu dài, như giúp tăng cường hoạt động thương mại giữa Mỹ và Afghanistan.

Tuy vậy, cũng có một số ý kiến trái chiều cho rằng việc giúp người tị nạn từ Afghanistan được tái định cư tại Mỹ là không nên. Những người phản đối quả quyết rằng, cho phép người tị nạn tái định cư sẽ gây ra các mối đe dọa về an ninh, hoặc làm thay đổi nhân khẩu học và xáo trộn nền chính trị của Mỹ.

Theo New York Times, Washington Post, ABC News
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?