Người Vũ Hán thích ứng với cảnh tự cách ly

(Ngày Nay) - Đã hơn ba tuần kể từ khi Wu Chen phải tự cách ly mình trong nhà, anh chỉ có chú mèo của Baozi làm bầu bạn.
Ảnh: AFP
Ảnh: AFP

Wu kiểm tra nhiệt độ của mình hai lần mỗi ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối, anh siêng năng dọn dẹp căn hộ của mình để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh, hiện đã giết chết hơn 1000 người người trên khắp tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc.

Wu là một trong số hàng triệu người buộc phải tự giam lỏng mình trong nhà để ngăn ngừa dịch bệnh và cách ly với mầm bệnh từ bên ngoài đường phố, anh cũng không rõ chính quyền thành phố Vũ Hán sẽ còn giữ lệnh phong tỏa tới khi nào.

Kể từ ngày 13/1, nhà thiết kế đồ họa 26 tuổi này chỉ mạo hiểm ra khỏi căn hộ của mình một vài lần, để mua nhu yếu phẩm, khẩu trang và thức ăn cho chú mèo Baozi.

Người Vũ Hán thích ứng với cảnh tự cách ly ảnh 1

Tấm banner được treo ở Vũ Hán với nội dung: "Nếu bị sốt và ho, hãy tới bệnh viện".

"Bạn tôi nói rằng anh ấy có thể cho tôi một ít đồ, vì vậy tôi đã lái xe đến đó để lấy thức ăn cho mèo và khẩu trang. Trên đường đi, tôi hầu như không thấy bất kỳ người nào ra ngoài. Khung cảnh này đang xảy ra ở mọi ngõ ngách trong Vũ Hán", Wu cho biết.

Kể từ khi Wu khép mình với thế giới bên ngoài, số ca nhiễm bệnh và tử vong trên khắp tỉnh Hồ Bắc đã tăng vọt.

Từ lúc chính quyền Vũ Hán công bố dịch và phong tỏa thành phố, đã có tổng cộng hơn 1.000 trưởng hợp tử vong và hơn 43.000 người đã bị nhiễm bệnh trên toàn thế giới.

Quyết định phong tỏa toàn bộ thành phố và đóng cửa hệ thống giao thông công cộng là một trong nhiều biện pháp quyết liệt của chính quyền Vũ Hán nhằm giảm thiểu tình trạng lây lan của dịch nCoV.

Người Vũ Hán thích ứng với cảnh tự cách ly ảnh 2

Một người đàn ông đeo khẩu trang và chùm thêm túi nilon trước khi vào siêu thị tại Vũ Hán. Ảnh: AP

Hàng chục triệu người hiện không thể rời khỏi Vũ Hán và các thành phố lân cận, với các trạm kiểm soát được thiết lập trên đường cao tốc, lực lượng an ninh được bố trí canh gác các ga tàu, sân bay gần như ngừng hoạt động.

Qua các video và hình ảnh được người dân Vũ Hán đăng tải lên mạng xã hội, có thể thấy các bệnh viện đã tràn ngập người tới thăm khám hay làm xét nghiệm, trong khi các kệ hàng siêu thị trống rỗng do nguồn cung cạn kiệt.

Nhưng Wu, và một số cư dân địa phương khác cho biết họ vẫn đặt niềm tin vào chính quyền địa phương trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. "Tôi không có bất kỳ khó khăn thực sự nào trong cuộc sống hàng ngày, ngoại trừ việc vô cùng buồn chán do phải ở trong nhà", anh nói.

Trong thời gian này, mạng xã hội Trung Quốc tràn ngập các hình ảnh và video do người dân đăng tải để ghi lại các cách giết thời gian khi ở trong nhà.

Tài khoản Tiktok của Wu cũng không thiếu những video ghi lại cảnh anh chơi với chú mèo Baozi của mình khi cả hai ở nhà. Nếu chán, Wu có thể chống đẩy, xem TV và tập viết thư pháp.

"Tôi ước chính phủ đã kiểm soát tình hình sớm hơn. Nếu vậy, có lẽ dịch bệnh sẽ không kéo dài lâu đến thế", anh nói. "Nhưng tôi tin tưởng các bác sĩ, y tá và các nhà khoa học. Tôi tin rằng dịch bệnh sẽ qua đi".

Gia đình Mỹ bị mắc kẹt ở Vũ Hán

Vào ngày 5/1, vợ của Justin Steece - một công dân Mỹ, đã hạ sinh con trai đầu lòng cho anh tại một bệnh viện Vũ Hán.

Hiện tại, giáo viên tiếng Anh này đang cố gắng hết sức để tìm cách đưa gia đình mình ra khỏi thành phố và trở về nước Mỹ. Tuy nhiên, lãnh sự quán Mỹ tại Vũ Hán đã sơ tán tất cả nhân viên của mình khỏi thành phố.

Người Vũ Hán thích ứng với cảnh tự cách ly ảnh 3

Justin Steece và con trai.

Bốn chuyến bay sơ tán đã rời Vũ Hán đến Mỹ trong tuần trước, mang theo những người được coi là có nguy cơ nhiễm virus cao nhất. Không có thêm các chuyến bay sơ tán dự kiến sẽ được lên kế hoạch, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Steece đang cố đưa con trai và vợ lên một chuyến bay sơ tán, nhưng gặp khó khăn trong việc hoàn thiện giấy tờ.

"Vấn đề là tôi cần phải đăng ký cho con trai mình là công dân Mỹ, nhưng tôi không thể làm điều đó vì thành phố đã bị phong tỏa. Hiện tôi vẫn tiếp tục đàm phán với các nhà chức trách Mỹ", Steece cho biết.

Cho đến khi trường hợp của gia đình mình được giải quyết, Steece phải thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa dịch bệnh để bảo vệ vợ con.

Mỗi khi cần ra khỏi nhà để mua đồ tạp hóa, Steece sẽ phải đeo khẩu trang, kính râm và mặc thêm một lớp quần áp, sau đó giặt sạch tất cả khi trở về nhà.

Người Vũ Hán thích ứng với cảnh tự cách ly ảnh 4

Rau xanh trở nên khan hiếm tại các siêu thị ở Vũ Hán.

Tại siêu thị, Steece thường không có nhiều lựa chọn, đồ tươi sống trở thành của hiếm. "Khu vực tôi sống gần như cạn sạch các loại rau, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những chuyến hàng tiếp tế bổ sung" Steece nói. "Các khu vực khác của thành phố còn tồi tệ hơn".

Tinh thần cộng đồng

Trong thời gian này, người dân Vũ Hán trở nên đoàn kết hơn khi họ sẵn lòng chia sẻ các đồ dùng và thức ăn cho nhau, các gia đình thường tập trung thành một nhóm và cử vài người đi mua sắm chung để giảm thiểu khả năng lây bệnh.

Tại thị trấn ven sông nhỏ Sandouping, thuộc tỉnh Hồ Bắc, cách Vũ Hán 300 km, Ping Huang cho biết gia đình anh vừa phân phối khoảng 750 kg rau củ cho lực lượng an ninh và bác sĩ.

"Gia đình tôi điều hành một khách sạn nhỏ ở đây. Trước Tết chúng tôi đã mua trữ sẵn rất nhiều để phục vụ cho du khách", Ping nói.

Là một sinh viên tại Đại học Tôn Trung Sơn ở Quảng Châu, Ping đã trở về nhà ăn Tết cùng gia đình, nhưng vào sáng ngày 24/1, chính quyền địa phương bắt đầu đóng cửa các tuyến giao thông công cộng.

"Ngày hôm sau, không ai có thể rời khỏi Sandouping", Ping cho biết. "Mặc dù bị kẹt ở lại với gia đình trong hai tuần, tôi cảm thấy buồn chán hơn là lo lắng về tình hình dịch bệnh".

"Khi ai đó trong khu vực bị nhiễm bệnh, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh sẽ kịp thời có mặt, những người trẻ tuổi sẽ tự cách ly trong nhà, còn người già sẽ được nhập viện để điều trị.

Thay vì chỉ trích và phản ứng thái quá, tôi nghĩ sẽ hợp lý hơn khi nhận ra rằng hầu hết mọi người đã làm bất cứ điều gì họ có thể để làm cho mọi thứ tốt hơn, bao gồm cả chính quyền địa phương", Ping nói.

Theo CNN
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.