Nguồn gốc ý nghĩa Tết Trung thu

Rằm tháng Tám âm lịch hàng năm, nhà nhà đều nô nức vui Tết Trung thu trong tâm trạng vui vẻ và hân hoan. Hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa và nét đẹp phong tục truyền thống của ngày lễ cổ truyền này trong văn hóa Việt Nam. 
Nguồn gốc ý nghĩa Tết Trung thu

Nguồn gốc Tết Trung thu

Tết Trung thu là ngày Rằm tháng Tám hàng năm. Vào ngày này, trẻ em thường được người lớn tặng đồ chơi như: Đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he,... và được ăn bánh nướng, bánh dẻo.

Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa.

Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Đây là ngày lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.

Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân-Thu. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam, là một ngày lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.

Tại Trung Quốc, sử sách ghi lại rằng, vua Đường Minh Hoàng (713-741) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng 8 âm lịch.

Trong đêm Trung thu, trăng rất tròn và trong sáng thì nhà vua thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng.

Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng 8 lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng cùng vua và Dương Quý Phi Dương Ngọc Hoàn.

Vì là ngày lễ vua hạ chỉ nên từ đó trở về sau, dân chúng nhà Đường mở tiệc rất to vào Rằm tháng Tám, đồng thời treo đèn lồng và thả hoa đăng để nguyện cầu sức khoẻ cho vua và mong 1 năm an lành bình yên.

Ý nghĩa và phong tục đẹp trong Tết Trung thu cổ truyền

Trong mâm cỗ ngày rằm, không thể thiếu món bánh trung thu. Bánh trung thu đã trở thành một thức bánh chỉ có vào dịp Tết Trung thu không thể thiếu của mọi nhà và được coi là biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình.

Theo lệ cũ, vốn bánh trung thu có hai loại, bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng thường có vị mặn, làm bằng nhân lạp xưởng và lòng đỏ trứng gà. Còn bánh dẻo có vị ngọt làm bằng nhân đậu xanh hay đậu đỏ được nấu nhừ và đánh nhuyễn như bột.

Nguồn gốc ý nghĩa Tết Trung thu ảnh 1

Ban đầu, bánh trung thu có hình dáng tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết và hoàn chỉnh, dần dần, bánh được biến dạng thành hình vuông. Thường bánh trung thu sẽ được cắt bằng với đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.

Rằm tháng 8 chính vì thế là dịp để con cái hiểu được sự chăm sóc quý mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể, vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.

Cũng trong dịp này nhà nhà mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác, vừa để tri ân vừa tỏ lòng thành kính, yêu mến.

Ngoài ra, người Việt còn đặc biệt tổ chức múa sư tử hay múa lân trong dịp Tết Trung thu, lân trong văn hóa Việt là con vật tượng trưng cho điềm lành. Đám múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống.

Đầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân... Đám múa lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau.

Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu.

Theo Người Đưa Tin
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?