Nhà xuất bản này cũng cho biết tuần trước họ đã gỡ bỏ khoảng 300 bài báo và bài phê bình xuất bản trên tạp chí China Quarterly theo yêu cầu của chính phủ Trung Quốc.
CUP cho biết họ đã chặn các bài báo, bao gồm các chủ đề nhạy cảm tại Trung Quốc như cuộc biểu tình dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, Cuộc Cách mạng Văn hoá năm 1960 và Tây Tạng.
Động thái này đã gây ra sự tranh cãi cho các bên, trong khi các nhà khoa học Anh xem quyết định này như là một sự "phản bội" đối với tự do học thuật thì Thời Báo Hoàn Cầu cho biết các nhà xuất bản phương Tây thể rời khỏi đất nước nếu họ không thích nghi được với "cách riêng của Trung Quốc".
Hình ảnh minh họa |
Đại học Cambridge và Tim Pringle, biên tập viên của China Quarterly, đã xác nhận quyết định tái đăng các bài viết vào thứ hai (22/8).
Pringle nói trong một tuyên bố trên Twitter: "Với tư cách là biên tập viên, tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ của tôi đối với quyết định của CUP”.
Truy cập vào các tài liệu đã xuất bản có chất lượng cao nhất là một thành phần cốt lõi của nghiên cứu khoa học
Đại học Cambridge cho biết hành động ngăn chặn các bài báo có nội dung nhạy cảm trước đó chỉ là một “quyết định tạm thời".
Tự do học thuật là nguyên tắc trọng yếu trong nền tảng của Trường Đại học Cambridge.”
Các nhà báo của Reuters ở Trung Quốc cũng đã tìm thấy một số bài báo bị liệt vào danh sách đen của Trung Quốc đã có trên trang web của CUP (www.cambridge.org) vào cuối ngày thứ hai và những bài báo này có thể tải về miễn phí.
Quyết định loại bỏ các bài báo đã gây ra những cú sốc trong cộng đồng học thuật. Một học giả phương Tây tại Trung Quốc đã mô tả nó như là một "cú đánh lớn" và cho biết sự xói mòn về tự do học thuật ở Trung Quốc đã "leo thang một cách đáng báo động".
"Chúng tôi phản đối việc kiểm duyệt dưới bất kỳ hình thức nào và tiếp tục thúc đẩy sự trao đổi tự do, trao đổi nghiên cứu khoa học giữa các học giả trên khắp thế giới và chúng tôi sẽ cập nhật thêm về tình huống thay đổi nhanh chóng này càng sớm càng tốt".
Dưới thời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh đã tăng cường kiểm duyệt báo chí và thắt chặt kiểm soát Internet cùng các khía cạnh khác nhau của xã hội.
Theo Reuters