Nhạc sĩ Thế Hiển với 40 năm “Hát về anh” và hơn thế

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhạc sĩ, NSƯT Thế Hiển vừa ra mắt tuyển tập 40 ca khúc “Hát về anh – Nhánh lan rừng” do NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành. Tuyển tập này đánh dấu 40 năm ca khúc “Hát về anh” đến với đại chúng và cũng là thời gian Thế Hiển viết về người lính.
Nhạc sĩ Thế Hiển và cựu lính chiến chiến trường K – nhà thơ Lê Minh Quốc làm người dẫn chương trình tại buổi ra mắt tuyển tập ca khúc “Hát về anh – Nhánh lan rừng”.
Nhạc sĩ Thế Hiển và cựu lính chiến chiến trường K – nhà thơ Lê Minh Quốc làm người dẫn chương trình tại buổi ra mắt tuyển tập ca khúc “Hát về anh – Nhánh lan rừng”.

Nhạc sĩ Thế Hiển xuất thân từ ca sĩ chính của Đoàn ca múa nhạc Bông Sen sau khi ông học xong trung cấp thanh nhạc năm 1980. Trưởng đoàn Bông Sen khi đó là nhạc sĩ Hồ Bông đã nhận Thế Hiển làm con nuôi. Có lẽ, nhạc sĩ Hồ Bông đã nhận ra tố chất trong người của Thế Hiển không chỉ là một ca sĩ trình diễn mà còn là một nhạc sĩ thực thụ với phong cách sáng tác đa dạng có nhiều tác phẩm mang tầm đại chúng sau này.

Nhắc đến Thế Hiển, nhiều thế hệ khán giả nhớ đến các nhạc phẩm viết về người lính, tiêu biểu như Nhánh lan rừng, Hát về anh… Với Thế Hiển, đề tài người lính và biên cương, biển đảo quê hương luôn là dòng chảy chính trong sự nghiệp sáng tác của anh. Với Hát về anh, ca khúc này tròn 40 năm tuổi và sẽ còn sống lâu hơn trong lòng người nghe. Năm 1983, Thế Hiển cùng đoàn Bông Sen có chuyến lưu diễn ở Quảng Ninh phục vụ bộ đội đang bảo vệ biên giới.

Trước khi đi Quảng Ninh, Thế Hiển và đoàn Bông Sen được gặp đồng chí Võ Văn Kiệt. Thế Hiển được đồng chí Võ Văn Kiệt dặn dò phải sáng tác ca khúc về người lính đang ngày đêm bảo vệ biên cương Tổ quốc. Hát về anh đã ra đời trong chuyến đi này.

Mỗi chuyển đi cùng với cây đàn ghi-ta của Thế Hiển đến các vùng biên giới, hải đảo đều có các ca khúc viết về người lính. Đến nay, Thế Hiển có hơn 50 ca khúc viết về lực lượng vũ trang trên các mặt trận bảo vệ biên cương và con số này chưa có dấu hiệu dừng lại. Thế nên NSƯT Thế Hiển từng được Trung tâm Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) xác nhận lập kỷ lục: “Đã sáng tác và đi phục vụ nhiều nhất về Lực lượng vũ trang”, và ông có đến 2 lần được nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc” do quân chủng Hải quân trao tặng”.

Nhà báo Hà Đình Nguyên (hôi viên Hội Âm nhạc TPHCM), cho biết: “Tôi và NSƯT Thế Hiển chơi thân với nhau dễ đến hơn 20 năm, cho nên có thể nói tôi cũng có hiểu biết đôi chút về con người Thế Hiển, nhạc của Thế Hiển... Tôi vẫn nói đùa với Thế Hiển: “Anh thường vô tình tạo ra những kỷ lục”. Thật vậy, ngoài Bằng chứng nhận thiết lập kỷ lục do Vietkings cấp, Thế Hiển còn được biết đến là nhạc sĩ viết “thương hiệu ca” nhiều nhất gần 100 bài và anh là nhạc sĩ có các chuyến đi biểu diễn phục vụ chiến sĩ Trường Sa cũng nhiều nhất với 6 lần, anh cũng vô tình lập thêm một kỷ lục khác: Nghệ sĩ có lần đi Trường Sa biểu diễn phuc vụ nhiều nhất”.

Nhạc sĩ Thế Hiển với 40 năm “Hát về anh” và hơn thế ảnh 1

NSƯT Thế Hiển vừa ra mắt tuyển tập 40 ca khúc “Hát về anh – Nhánh lan rừng” do NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành

Nhưng nhạc của Thế Hiển không chỉ gói gọn trong mảng đề tài “Chiến đấu, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc”, ca khúc của Thế Hiển đa dạng về đề tài, phong cách và đáp ứng cho nhiều lứa tuổi khán giả. Chẳng hạn bài hát Nhong nhong nhong viết cho thiếu nhi của ông. Bài hát này phổ biến đến độ các cháu thiếu nhi và cả các bậc cha mẹ đều thuộc nằm lòng: “nhong nhong nhong cha làm con ngựa, để cho con nương tựa suốt đời”. Nhong nhong nhong vừa được một hãng phim liên hệ với Thế Hiển nhằm dùng bài hát này làm nhạc cho phim kể về tình cảm cha con sau nhiều năm thất lạc nhau.

Nhà báo chuyên nghiên cứu âm nhạc Hà Đình Nguyên, nhận xét: “Nếu để ý chúng ta sẽ thấy Thế Hiển rất điêu luyện với loại hình “Nhạc nhẹ mang âm hưởng dân ca”, nhạc đã hay mà ca từ rất chắt lọc, trong sáng, tạo được hiệu ứng, xao động lòng người: Mẹ và hoa sứ trắng (âm hưởng dân ca Bắc Bộ), Hoàng hôn màu tím (viết chung với anh ruột là Thế Vượng, âm hưởng dân ca Nam Bộ), Đêm Mỹ Sơn huyền thoại (âm hưởng nhạc Chăm), Tuần Châu-Đảo Ngọc tình yêu (âm hưởng ca trù)... Đôi khi khắc khoải về tình yêu, tự ví mình như Hàn thi sĩ trong Vầng trăng Quy Nhơn. Có khi lại thì thầm, tự sự Cho dù có đi nơi đâu – bài hát đong đầy kỷ niệm của 4 anh em ruột (Thế Vượng, Thế Hiển, Thế Đạt và Thế Tiến) khi chú út còn nằm trong nôi...

Thật vậy, các sáng tác của Thế Hiển dù viết bằng giai điệu âm nhạc nào cũng đem lại cảm xúc rất thật cho người nghe. Như bài Đêm Mỹ Sơn huyền thoại, vợ chồng nhạc sĩ Hồ Bông – NSƯT Thanh Trì là cha mẹ nuôi của Thế Hiển, nghe xong nói: “Bài này hình như văn hóa Chămpa đã nhập vào người con mới có thể viết được giai điệu và ca từ như thế”.

Nếu không có những chuyến đi cùng những trải nghiệm về đời sống người lính, những thấu cảm văn hóa các vùng miền thì có lẽ không có một Thế Hiển của ngày hôm nay. Nói như nhiều nhà văn thích xê dịch thường quan niệm, nhà văn viết bằng đôi chân; thì với nhạc sĩ, NSƯT Thế Hiển, mỗi lần vác đàn lên và đi là một lần nhận về nguồn năng lượng mới đầy hứng khởi để sáng tác.

Tuyển tập ca khúc “Hát về anh – Nhánh lan rừng”được Yến sào Khánh Hòa tài trợ in ấn và quảng bá. Vì thế, Tuyển tập không bán mà chỉ dành làm quà tặng đến các Lực lượng Vũ trang và các Đài phát thanh, Truyền hình cả nước. Mọi yêu cầu về audio của các ca khúc này, mọi người có thể liên hệ nhạc sĩ Thế Hiểnqua điện thoại số 0983607044 hoặc email: thehiennhanhlanrung2@gmail.com để nhận văn bản và audio theo nhu cầu.

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.