Nhạc sĩ Trần Quang Lộc - tác giả ‘Có phải em mùa thu Hà Nội’ qua đời

(Ngày Nay) - Nhạc sĩ Trần Quang Lộc, tác giả ca khúc “Có phải em mùa thu Hà Nội” vừa qua đời chiều ngày 7/6 tại nhà riêng sau thời gian dài chống chọi với bệnh ung thư.

Bà Trần Thị Thuận, vợ của nhạc sĩ Trần Quang Lộc, xác nhận với Vietnamnet, ông qua đời lúc 17h chiều 7/6, thọ 71 tuổi.

"Gia đình đưa ông về nhà riêng và chuẩn bị sẵn tâm lý kể từ khi ông bị bệnh nặng. Tang lễ nhạc sĩ Trần Quang Lộc sẽ được tổ chức theo nghi thức công giáo vào ngày 8/6. Nơi tổ chức tang lễ sẽ diễn ra tại nhà riêng số 179 Trương Hán Siêu, phường Long Toàn, TP. Bà Rịa, Bà Rịa - Vũng Tàu'',  bà Thuận cho biết.

Năm 2015, nhạc sĩ Trần Quang Lộc được các bác sĩ cho biết bị ung thư bàng quang nhưng ông không có tiền để mổ nên chỉ mua thuốc uống. Hai năm sau, bệnh tình trở nặng, ông phải nhập viện Bình Dân (TP.HCM) mổ 3 lần, đến lần thứ 4 thì cắt hẳn bàng quang. Thời điểm đó, ông đã được chẩn đoán ung thư phổi nên phải chuẩn bị làm ca mổ thứ 5. Vợ chồng nhạc sĩ phải thế chấp sổ đỏ căn nhà đang ở để vay ngân hàng trả tiền điều trị.

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc - tác giả ‘Có phải em mùa thu Hà Nội’ qua đời ảnh 1

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc qua đời sau 5 năm bị ung thư, ông ra đi để lại nhiều tiếc thương cho những khán giả yêu nhạc.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, anh Trần Quách Phước Nam - con trai nhạc sĩ Trần Quang Lộc cho biết: “Gần đây ông khó thở, ho nhiều. Những ngày cuối đời, căn bệnh ung thư di căn khiến một bên mắt của ông bị hỏng. Phía bệnh viện dự định hội chẩn và hóa trị nhưng vì gia đình không có điều kiện nên không thể tiếp tục”.

Cũng theo anh Nam, bố anh đã ra đi nhẹ nhàng, thanh thản ở nhà đúng như mong muốn của ông. Trước đó, bố anh nằm viện điều trị bệnh. Đến chiều 7/6, ông được đưa về nhà và ra đi hai tiếng sau đó.

Cá nhân nhạc sĩ Trần Quang Lộc cũng mong muốn được trở về nhà, ra đi trong vòng tay của gia đình và ngôi nhà thân thuộc.

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc sinh năm 1945 tại Quảng Trị. Ông từng theo học tại Trường quốc gia Âm nhạc Huế và bắt đầu sáng tác cuối những năm 1960.

Trong sự nghiệp của mình, ông có khoảng 600 ca khúc, trong đó có những ca khúc được đông đảo công chúng yêu thích như Về đây nghe em, Em còn nhớ Huế không, Chợt nghe em hát, Định mệnh... Đặc biệt là tác phẩm Có phải em mùa thu Hà Nội, phổ từ thơ của Tô Như Châu. 

TIN LIÊN QUAN
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.