Nhiều điểm đến của Việt Nam tiếp tục được quốc tế vinh danh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Những ngày gần đây, cơ quan truyền thông nước ngoài đã tiếp tục lựa chọn, tôn vinh các điểm đến; góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam tươi đẹp, thân thiện, hấp dẫn tới bạn bè quốc tế.
Theo Tạp chí du lịch Travel+Leisure, Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 15 thành phố được yêu thích nhất châu Á năm 2023. Ảnh: SCMP.
Theo Tạp chí du lịch Travel+Leisure, Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 15 thành phố được yêu thích nhất châu Á năm 2023. Ảnh: SCMP.

Kênh tin tức Channel NewsAsia trụ sở tại Singapore đã đưa Sa Pa (Lào Cai), Bà Nà (Đà Nẵng) và Đà Lạt (Lâm Đồng) vào danh sách 10 điểm đến mát mẻ lý tưởng để tránh nóng mùa hè ở châu Á.

Theo đó, Sa Pa có khí hậu dễ chịu, không khí trong lành, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tuyệt đẹp với những thửa ruộng bậc thang, thác nước ẩn mình giữa núi rừng. Đến nơi đây, du khách có thể leo núi, tự chinh phục Fansipan - đỉnh núi cao nhất Việt Nam hoặc di chuyển bằng cáp treo để nhìn toàn cảnh thị trấn.

Đà Lạt - "thành phố ngàn hoa", "xứ sở sương mù" hay "Paris thu nhỏ" luôn là điểm đến hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế, nhất là vào mùa hè. Nơi đây không thiếu địa điểm cho du khách khám phá, thậm chí còn có cả trò chơi cảm giác mạnh cho du khách ưa mạo hiểm.

Bà Nà mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị về vui chơi giải trí hấp dẫn. Khí hậu nơi đây đặc biệt dễ chịu. Khu nghỉ dưỡng có kiến trúc ấn tượng và độc đáo; đặc biệt là cây cầu Vàng nổi tiếng thế giới. Khu vực này có rất nhiều nhà hàng, quán bar và quán cà phê đáp ứng mọi nhu cầu của du khách. Trước đó, Tạp chí Time danh tiếng của Mỹ đã đưa cầu Vàng vào danh sách 100 điểm đến tuyệt vời nhất trên thế giới. Nhật báo nổi tiếng nước Anh - The Guardian đã vinh danh cầu Vàng trong "top 10 cây cầu có kiến trúc độc đáo và đẹp nhất thế giới"...

Trong khi đó, "Giải thưởng Tốt nhất thế giới" (World’s Best Awards) của Tạp chí du lịch Travel+Leisure đã vinh danh Hội An và Thành phố Hồ Chí Minh trong danh sách 15 thành phố được yêu thích nhất châu Á năm 2023 từ bình chọn của độc giả. Năm nay, Hội An góp mặt ở vị trí thứ 13 và Thành phố Hồ Chí Minh đứng ở vị trí thứ 14 trong danh sách.

Các thành phố được đánh giá theo tiêu chí về điểm tham quan, thắng cảnh, văn hóa, ẩm thực, sự thân thiện, dịch vụ mua sắm, giá trị điểm đến. Cùng với đó, 3 khách sạn của Việt Nam góp mặt vào danh sách 100 khách sạn được yêu thích nhất thế giới. Đó là các khách sạn: Capella Hanoi ở vị trí thứ 18; Regent Phu Quoc ở vị trí thứ 19 và The Reverie Saigon ở vị trí thứ 35.

Các điểm đến Vịnh Hạ Long, Hội An và Phong Nha - Kẻ Bàng là ba đại diện của Việt Nam được Tạp chí du lịch Wanderlust (Anh) lựa chọn trong số các di sản thế giới được UNESCO công nhận ấn tượng nhất ở khu vực Đông Nam Á…

Tháng 9 hàng năm là thời điểm bắt đầu mùa cao điểm khách quốc tế đến Việt Nam. Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển các dòng sản phẩm về du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch đô thị, du lịch biển đảo với nhiều sản phẩm đặc sắc, phong cách phục vụ chuyên nghiệp hơn. Việc này sẽ làm sâu sắc hơn nữa cảm nhận của du khách quốc tế về các giá trị văn hóa và tự nhiên của đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người hiền hòa, thân thiện, mến khách...

Mới đây, Quốc hội đã thông qua chính sách nâng thời hạn thị thực điện tử từ 30 ngày lên 90 ngày, có giá trị nhập cảnh nhiều lần; nâng thời hạn tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày. Chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 15/8/2023. Các chuyên gia đánh giá, những thay đổi này sẽ thúc đẩy du lịch phát triển ngày càng mạnh mẽ. Lượng khách quốc tế đến nước ta sẽ ngày càng gia tăng và tạo cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho các nhà đầu tư...

Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm
Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm
(Ngày Nay) - Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Dự kiến cần 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu và điều trị trong tháng 1/2025
Dự kiến cần 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu và điều trị trong tháng 1/2025
(Ngày Nay) - Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, tháng 1/2025, Viện cần khoảng 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu, điều trị trước, trong dịp Tết Nguyên đán. Trung bình mỗi tuần Viện cần khoảng 9.500 đơn vị máu nhưng nhu cầu của những tuần sát Tết có thể lên đến 10.000 – 10.500 đơn vị/tuần, trong đó nhóm máu O chiếm khoảng 50% tổng lượng máu cần thiết.
Niềm tin vào kỷ nguyên mới từ nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Niềm tin vào kỷ nguyên mới từ nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ
(Ngày Nay) - Đánh giá về Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho rằng, Nghị quyết đặt ra những yêu cầu rất quyết liệt trong việc tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản về thể chế, cũng như đưa giải pháp mạnh mẽ nhằm giải phóng sức sáng tạo của các nhà khoa học và người dân.
Trung Quốc tạm dừng nhập sầu riêng Thái Lan
Trung Quốc tạm dừng nhập sầu riêng Thái Lan
(Ngày Nay) - Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan cho biết xuất khẩu sầu riêng của nước này sang thị trường Trung Quốc đang gặp trở ngại do một vấn đề mới phát sinh trong quá trình kiểm tra hải quan.
Cây Thiên tuế ở đình Phú Nhuận khoảng 200 tuổi, cao 6m, tán rộng 6m, phần thân trên phân thành 10 ngọn được công nhận là cây Di sản Việt Nam.
Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh
(Ngày Nay) - Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam.
Phát hiện mới về loài tinh tinh hoang dã
Phát hiện mới về loài tinh tinh hoang dã
(Ngày Nay) - Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science (Mỹ) cho thấy tinh tinh hoang dã có thể sống được trong nhiều môi trường khác nhau trên khắp châu Phi, từ rừng mưa nhiệt đới tươi tốt đến rừng thưa và thảo nguyên.