Nhiều hoạt động hấp dẫn tại ‘Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023’

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Từ ngày 27-29/10, tại Phố đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Hà Nội tổ chức sự kiện “Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023”.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại ‘Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023’

Nội dung trên được Ban Tổ chức chia sẻ với báo chí tại cuộc họp báo thông tin về Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023 với chủ đề "Khám phá nét son Hà Nội".

Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Nguyễn Hồng Minh cho biết, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2023 hướng tới mục tiêu phát triển và quảng bá du lịch Thủ đô gắn liền với quảng bá du lịch Việt Nam; bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; khai thác, tôn vinh tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam làm nguồn sáng tạo, là sản phẩm của các loại hình du lịch đặc sắc, hấp dẫn và hiệu quả. Sự kiện còn tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu, giao lưu, hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch của Hà Nội với các nghệ nhân, nhà thiết kế thời trang áo dài.

Theo đó, Lễ khai mạc sẽ được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội vào tối 27/10 tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu.

Lễ khai mạc với chủ đề "Khám phá nét son Hà Nội", truyền tải tinh thần thời đại và tình yêu với tà áo dài trong cộng đồng. Không gian sân khấu khai mạc được thiết kế như một chuyến tàu lịch sử, nối dài từ quá khứ - hiện tại – tương lai.

Chương trình có sự tham gia của hàng trăm ca sĩ, nghệ sĩ và diễn viên là: Hà Lê, Đông Hùng, Nguyễn Ngọc Anh, Bảo Trâm... Tại lễ khai mạc, khán giả sẽ được chiêm ngưỡng các bộ sưu tập áo dài của các nhà thiết kế đến từ khắp mọi miền Tổ quốc như: Viết Bảo, Quang Hòa, Cao Minh Tiến, Ngọc Hân, Thanh Hải, Ỷ Vân Hiên, Dũng Nguyễn, Hoàng Ly, Vũ Thảo Giang và nhiều thương hiệu áo dài như OZ Design House, áo dài La Sen Vũ, Thời trang Tí Hon…

Trong khuôn khổ lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như: Đêm nhạc "Sắc màu Hà Nội" diễn ra vào tối 28/10 tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu; Không gian triển lãm, gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm diễn ra từ ngày 27-29/10; Không gian triển lãm tư liệu ảnh gồm các biển hộp đèn tái hiện bằng hình ảnh áo dài trong đồi sống gắn với di sản Hà Nội, được sắp đặt trên trục vỉa hè đường Đinh Tiên Hoàng, có chú giải tiếng Việt, tiếng Anh; Không gian gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm-nơi đọng lại ký ức trăm năm với hơn 60 gian hàng được thiết kế gắn với những thân thuộc của phố phường Hà Nội, được sắp đặt trên trục đường Đinh Tiên Hoàng, sân trước tượng đài Lý Thái Tổ, phố Lê Thạch, nhằm quảng bá và giới thiệu sản phẩm của các nhà thiết kế, các thương hiệu áo dài 3 miền Bắc- Trung-Nam.

Ngoài ra, còn có Không gian triển lãm và trưng bày áo dài được bố trí tại khu vực sân tam cấp tượng đài vua Lý Thái Tổ với không gian đặt để của các khối bố cục, là sự kết hợp của hoa, khung dệt và bộ sưu tập của các nhà thiết kế, các thương hiệu áo dài. Không gian triển lãm sẽ là điểm đến check in tuyệt vời và không gian thưởng lãm những bộ trình diễn áo dài cho người dân và du khách đến tham quan Lễ hội.

Không gian thông tin, quảng bá, giới thiệu các tour, tuyến, sản phẩm, dịch vụ du lịch. Đây là khu các gian hàng thông tin, quảng bá của các doanh nghiệp hàng không, lữ hành, khách sạn, điểm đến...Tại đây, các doanh nghiệp giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ du lịch, tour, tuyến và các chính sách ưu đãi, khuyến mại nhằm chuyển tới du khách những sản phẩm hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu thị hiếu và giá cả hợp lý nhất.

Đặc biệt, hoạt động Con đường áo dài cộng đồng "Dạo bước hồ Gươm"-nơi nét duyên áo dài hội ngộ lịch sử nghìn năm văn hiến Hà Thành. Đây là một điểm khác biệt và độc đáo nhất của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm nay. Trên con đường Đinh Tiên Hoàng in dấu thời gian, bên cạnh hồ Gươm thơ mộng, con đường áo dài cộng đồng tái hiện một phần không gian văn hóa-lịch sử của những biểu tượng ngàn năm của Thủ đô như: những mô hình làng nghề, sen hồ Tây, chùa Một Cột, Hoàng thành Thăng Long, Ô Quan Chưởng...

Đến với lễ hội, cùng với trang phục áo dài, nhân dân Thủ đô và khách tham quan sẽ được dịp "xuyên không" về với những dấu son huy hoàng của lịch sử Thăng Long nghìn năm văn hiến và cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp lịch sử của tà áo dài. Có thể nói, Con đường áo dài cộng đồng "Dạo bước hồ Gươm" là món quà đặc biệt của mùa thu mà chương trình dành riêng tặng những người yêu áo dài, nhân dân thủ đô và du khách…

Một trong những điểm nhấn là chương trình biểu diễn nghệ thuật, đồng diễn và diễu hành áo dài của Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội. Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết, lễ diễu hành và đồng diễn áo dài sẽ có sự tham gia của 1.000 người đến từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân, trong đó sẽ có đại diện của khoảng 50 gia đình tiêu biểu của Hà Nội.

Trong khuôn khổ lễ hội còn có tọa đàm "Định hướng và phát triển áo dài trong cộng đồng và kết nối du lịch" diễn ra vào ngày 29/10/2023; chương trình nghệ thuật âm nhạc "Nhịp phố" cùng các hoạt động bên lề khác.

"Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2023 là hoạt động tiếp tục quảng bá hình ảnh du lịch Thủ đô "Điểm đến an toàn-thân thiện-chất lượng-hấp dẫn", hứa hẹn là hoạt động động hấp dẫn, đặc sắc, thu hút đông đảo người dân, du khách trong nước và bạn bè quốc tế, dần định vị là hoạt động thường niên của du lịch Thủ đô", Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Nguyễn Hồng Minh nhấn mạnh.

Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.