Nhiều nước châu Âu bỏ hạn chế phòng dịch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.175.681 trường hợp mắc COVID-19 và 9.557 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 408 triệu ca, trong đó trên 5,81 triệu người không qua khỏi.
Khách hàng tại một nhà hàng ở thủ đô London, Anh, ngày 10/2/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Khách hàng tại một nhà hàng ở thủ đô London, Anh, ngày 10/2/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 12/2 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 408.500.769 ca, trong đó có 5.817.770 người tử vong.

Tiến trình mở cửa trở lại tại nhiều nước đối mặt với thách thức mới, đi kèm nguy cơ dịch leo thang nghiêm trọng với sự xuất hiện và lây lan nhanh của biến thể Omicron và các biến thể phụ của Omicron.

Biến thể mới đang khiến đồ thị dịch COVID-19 đảo chiều, số ca mắc mới và tử vong tăng trở lại ở nhiều nơi trên thế giới. Dù vậy, sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này và từng bước trở lại cuộc sống trước đại dịch.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh tiếp tục gây lo ngại về số lượng, những vùng bệnh “nóng nhất” nằm ở châu Âu-châu Mỹ khi dịch tái bùng phát, số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước thuộc châu lục này. Ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức, Nga và Brazil với số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Đức là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 230.000 ca), trong khi Mỹ cũng là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 1.000 ca.

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 328.000.000 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 74 triệu ca và trên 88.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 11/2, thế giới có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 75 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.

Tại châu Âu, ngày 11/2, Italy đã dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở ngoài trời trong bối cảnh tình hình dịch bệnh có chiều hướng lắng dịu. Người dân nước này giờ đây chỉ phải đeo khẩu trang ở những khu vực đông người ngoài trời cũng như các địa điểm công cộng trong không gian kín.

Quy định mới này sẽ có hiệu lực cho đến ngày 31/3 khi tình trạng khẩn cấp về dịch COVID-19 tại Italy, cơ chế cho phép các cơ quan chức năng có quyền hạn đặc biệt để thực hiện, sửa đổi hoặc thu hồi các biện pháp phòng chống dịch, dự kiến kết thúc.

Chính phủ Hà Lan cũng thông báo dự định dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế cho đến cuối tháng này do số ca mắc COVID-19 nhập viện ở nước này ở mức vừa phải, mặc dù số ca mắc cao kỷ lục trong những tuần gần đây.

Các biện pháp giãn cách xã hội sẽ được dỡ bỏ tại những nơi công cộng vào cuối tháng này, song những người đến các địa điểm này sẽ cần phải trình chứng nhận tiêm chủng, xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 hay khỏi bệnh sau khi mắc COVID-19. Các nhà hát và sự kiện thể thao sẽ được phép mở cửa trở lại với công suất hoạt động 100% nếu những người tham dự phải có đầy đủ các giấy chứng nhận này.

Trong khi đó, các câu lạc bộ ban đêm và lễ hội có thể mở cửa trở lại với yêu cầu những người tham gia có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Dự kiến, Chính phủ Hà Lan sẽ công bố chính sách mới vào ngày 15/2 tới sau khi tham vấn các chuyên gia y tế.

Ngày 11/2, Bộ Y tế Pháp ra tuyên bố cho biết tại những địa điểm công cộng yêu cầu giấy chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19, người dân sẽ không phải đeo khẩu trang trong nhà. Tuy nhiên, Pháp vẫn giữ nguyên quy định đeo khẩu trang bắt buộc trên các phương tiện giao thông công cộng và không gian kín không yêu cầu giấy chứng nhận tiêm vaccine.

Quy định mới này dự kiến có hiệu lực từ ngày 28/2, phù hợp với khuyến nghị của hội đồng y tế và sau khi tỷ lệ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước này giảm xuống.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.