Nhiều trường đại học cân nhắc việc đón sinh viên trở lại trường

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các trường đại học đang rà soát lại việc sinh viên được tiêm phủ hai mũi vaccine phòng COVID-19 và cấp độ dịch bệnh của địa phương để đón sinh viên trở lại học tập trung.

Vẫn học trực tuyến

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những trường sớm rà soát cơ sở vật chất cũng như việc tạo điều kiện để sinh viên được tiêm vaccine trở lại trường học trực tiếp từ hai tháng trước. Trường cũng lên các kịch bản để đón học sinh trở lại học tập trung trong bối cảnh dịch. Việc ưu tiên phòng dịch được trường đặt lên hàng đầu. Cụ thể, khu văn phòng, giảng đường được nhà trường bố trí tăng cường thêm nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang, nhiệt kế hồng ngoại để phục vụ công tác đảm bảo sức khỏe hàng ngày cho cán bộ, giảng viên, sinh viên. Chuẩn bị các khu vực nếu sớm phát hiện những trường hợp nghi nhiễm COVID-19.

Nhiều trường đại học cân nhắc việc đón sinh viên trở lại trường ảnh 1
Việc học sinh, sinh viên trong độ tuổi tiêm đủ hai mũi vaccine góp phần lớn trong quyết định mở cửa lại trường học. Ảnh: TN

Tuy nhiên, đến thời điểm này, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng chưa xác định thời gian cụ thể để đón sinh viên trở lại. Theo PGS.TS Phạm Hồng Chương, vì sự an toàn chung, tạm thời nhà trường vẫn duy trì hình thức dạy và học trực tuyến.

Với Trường Đại học Giao thông vận tải, công tác rà soát sinh viên tiêm đủ hai mũi vaccine được trường thực hiện từ trước. Thậm chí, với những trường hợp chưa tiêm đủ hai mũi, Trường có phương án hỗ trợ tiêm tại trường cũng như khu vực dân cư. Tuy nhiên, trường cũng đang triển khai phương án đào tạo trực tuyến và tổ chức thi online. Dự kiến, phương án này được duy trì đến hết học kỳ I, năm học 2021 - 2022.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có thông báo tới cán bộ, giảng viên và sinh viên toàn trường về việc điều chỉnh các biện pháp hành chính tương ứng cấp độ 3 để phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, cán bộ viên chức, người học và khách đến trường phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc 5K, phải tiêm đủ liều vaccine hoặc xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế, đặc biệt với sinh viên ở ký túc xá và ở khu nhà thuê trọ. Không tổ chức hoạt động thể thao ngoài trời, tụ tập đông người không cấp thiết trong trường, trong trường hợp cần thiết phải được sự đồng ý của hiệu trưởng. Trường cũng dừng các điểm cung cấp dịch vụ trực tiếp trong khuôn viên.

Trường tiếp tục dạy, học, kiểm tra, thi trực tuyến với tất cả các học phần lý thuyết, bài tập cho các khóa đến hết kỳ 2021.1 theo hướng dẫn của Phòng đào tạo; duy trì thí nghiệm, thực hành, đồ án nghiên cứu như thông báo cũ; đặc biệt lưu ý đeo khẩu trang, giữ khoảng cách trên 2m, quét mã QRcode, công suất sử dụng phòng thí nghiệm/thực hành không quá 50% và khử khuẩn khi tổ chức công việc trực tiếp.

Dựa vào cấp độ phòng dịch

Trường Đại học Tiền Giang đã xây dựng phương án, kịch bản dự kiến cho toàn bộ sinh viên trở lại trường học tập trung vào cuối tháng 1/2022. Được biết, trường xác định vào thời điểm này theo số sinh viên của trường đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19. Tuy nhiên, để xác định thời điểm cụ thể hơn thì Ban giám hiệu nhà trường cho rằng vẫn phải căn cứ vào tình hình thực tiễn, diễn biến của dịch bệnh và hướng dẫn của UBND tỉnh.

Đại học Đà Nẵng cũng đã thống nhất phương án cho học tập trung vào tháng 1/2022. Theo đó, các trường thành viên như: Trường Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm, Đại học Sư phạm Kỹ thuật tổ chức cho sinh viên đến trường tham gia thực hành, thí nghiệm, đồ án... Trường Đại học Kinh tế được tổ chức các lớp học lý thuyết tập trung đối với sinh viên năm nhất đang ở tại Thành phố Đà Nẵng. Sinh viên các Khoa Y Dược, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh đến trường học lý thuyết với lớp quy mô nhỏ, đảm bảo quy định phòng chống dịch bệnh.

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cũng dự kiến đón sinh viên trở lại trường học trực tiếp vào ngày 15/2/2022, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh cũng lên phương án đón sinh viên trở lại trường sau dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, thời gian cụ thể vẫn phải theo cấp độ dịch của địa phương.

Bình luận
Biểu tượng Tập đoàn công nghệ Mỹ OpenAI. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc đua AI giữa Mỹ và Trung Quốc nóng lên với DeepSeek
(Ngày Nay) - Một cuộc rượt đuổi mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đang diễn ra, với sự xuất hiện của DeepSeek, một mô hình AI đầy hứa hẹn từ Trung Quốc, đang làm rung chuyển cán cân quyền lực với các đối thủ từ phương Tây.
Thí sinh tham dự kỳ thi thi đánh giá năng lực năm 2024 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh tư liệu: Thanh Tùng/TTXVN
Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến bỏ xét tuyển sớm
(Ngày Nay) - Tại ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2025 diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5/1, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ dự kiến sẽ bỏ xét tuyển sớm.
Nhu cầu chip nhớ - lưu trữ dữ liệu - dự kiến tăng. Ảnh minh họa: Reuters
Dự báo 2025: Nhu cầu chip toàn cầu cao kỷ lục
(Ngày Nay) - Theo dự báo của Tổ chức Thống kê kinh doanh bán dẫn thế giới (WSTS), thị trường chip (vi mạch) toàn cầu nhiều khả năng sẽ tăng trưởng 11,2% và đạt mốc cao kỷ lục 697,18 tỷ USD trong năm 2025 nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với các vật liệu bán dẫn cần cho điện thoại thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và các trung tâm dữ liệu.
Tổng Bí thư dự Hội nghị triển khai công tác ngành Nội chính Đảng năm 2025. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Nổi bật tuần qua: Thực hiện quyết liệt phòng, chống lãng phí; 10 luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025
(Ngày Nay) - Tuần từ ngày 30/12/2024 đến 5/1/2025, trong nước diễn ra một số sự kiện nổi bật: Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt phòng, chống lãng phí; Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 7 Ban chỉ đạo về sắp xếp bộ máy; Bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương năm 2024 cho các địa phương; 10 luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025; Tuyển bóng đá Việt Nam thắng tuyển Thái Lan 2 – 1 trận lượt đi ASEAN cup 2024.