Nhức nhối vấn nạn mua bán, nuôi nhốt trái phép các loại rùa cạn quý hiếm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong những năm gần đây, trào lưu nuôi động vật hoang dã để làm thú cưng đã phát triển rất rầm rộ. Và rùa chính là loài vật bị buôn bán, nuôi nhốt nhiều nhất để phục vụ mục đích làm cảnh. Dù đã được cảnh báo rằng việc nuôi nhốt này sẽ gây ra rất nhiều rủi ro đối với động vật được nuôi và người nuôi, đồng thời gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái; nhưng trào lưu "xấu xí" này đang dần trở nên rất phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ.
Việc buôn bán các loài rùa cạn quý hiếm và nhiều loại bò sát khác tại hai cơ sở Vietpet Garden Shop và Poppet Shop được diễn ra khá công khai, bất chấp các quy định của pháp luật.
Việc buôn bán các loài rùa cạn quý hiếm và nhiều loại bò sát khác tại hai cơ sở Vietpet Garden Shop và Poppet Shop được diễn ra khá công khai, bất chấp các quy định của pháp luật.

Là một trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học được đánh giá cao trên thế giới, Việt Nam có nhiều loài rùa cạn và rùa biển rất quý hiếm. Tuy nhiên, nạn buôn bán, nuôi nhốt các loài rùa để làm thú cưng tại Việt Nam cũng đã diễn biến phức tạp và trở thành vấn nạn nhức nhối từ nhiều năm nay.

Có thể nhận thấy, rùa được buôn bán mọi lúc mọi nơi, thông qua nhiều hình thức: chợ truyền thống, cửa hàng sinh vật cảnh, vỉa hè, điểm du lịch hay tại cổng chùa…. Thậm chí, hiện nay các đối tượng chuyên buôn bán động vật hoang dã còn tận dụng nền tảng mạng xã hội để kinh doanh.

Mua rùa quý hiếm dễ như... mua rau

Để qua mặt cơ quan chức năng, các đối tượng thành lập nhiều nhóm kín trên Facebook, Zalo để rao bán rất nhiều loại rùa, trong đó có nhiều loài ngoại lai quý hiếm, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Bằng thủ đoạn sử dụng những từ “lóng” để chào mời và giao dịch, các “đầu nậu” đã mua bán, trao đổi tràn lan các loại rùa quý hiếm với số lượng lớn, từ đó thu về nguồn lợi “khổng lồ”.

Việc tìm mua rùa về làm thú cưng cũng rất dễ dàng, chỉ cần gõ cụm từ “rùa cảnh” trên Facebook thì ngay lập tức sẽ có hàng loạt cá nhân, hội nhóm rao bán, "cổ xuý" nuôi nhốt loài động vật này. Với các Fanpage mang nhiều tên gọi khác nhau như "Hội Yêu Rùa Sulcata Sài Gòn", "Đảo Rùa Cạn Sulcata Sài Gòn", "Hội Rùa Cạn Sulcata Việt Nam", "Hội Đam Mê & Yêu Thương Rùa Cạn", "Hội Yêu Rùa Sulcata Việt Nam"…, thu hút sự tham gia của hàng triệu thành viên; việc mua bán rùa quý hiếm cũng được diễn ra công khai, bất chấp các quy định của pháp luật.

Nhức nhối vấn nạn mua bán, nuôi nhốt trái phép các loại rùa cạn quý hiếm ảnh 1
Nhức nhối vấn nạn mua bán, nuôi nhốt trái phép các loại rùa cạn quý hiếm ảnh 2

Những hội nhóm này được các đối tượng chuyên buôn bán rùa quý hiếm lập ra, dù mang danh nghĩa nhằm để trao đổi kinh nghiệm nuôi dưỡng và chăm sóc rùa; nhưng trên thực tế lại hoạt động như một “chợ rùa online”.

Để đối phó với cơ quan chức năng, những hội nhóm này được các đối tượng chuyên buôn bán rùa quý hiếm lập ra, mang danh nghĩa là nhằm để trao đổi kinh nghiệm nuôi dưỡng và chăm sóc rùa; nhưng trên thực tế lại hoạt động như một “chợ rùa online”.

Dạo một vòng trên các hội nhóm, PV ghi nhận được thực trạng đáng báo động khi các loài rùa bản địa thuộc “sách đỏ” của Việt Nam và nhiều loại rùa ngoại lai quý hiếm, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng như rùa sa nhân, rùa núi vàng, rùa sao Ấn Độ, rùa sao Myanma, rùa sao Srilanka, rùa bức xạ, rùa da báo… được rao bán tràn lan với mức giá từ vài trăm nghìn đồng cho đến vài chục triệu đồng.

Quá trình tìm hiểu cho thấy, phần lớn các loại rùa ngoại lai quý hiếm đều được các đối tượng đầu nậu nhập lậu từ Thái Lan về Việt Nam qua đường tiểu ngạch. Còn các loại rùa bản địa được các đối tượng đầu nậu thu mua từ các vùng dân cư hẻo lánh, sau đó đem về nuôi nhốt rồi bán buôn lại cho các đại lý chuyên buôn bán động vật quý hiếm.

Dưới vỏ bọc buôn bán thức ăn và vật dụng cho thú cưng, các đại lý này nuôi nhốt hàng trăm cá thể rùa tại nhà riêng của mình, thiết lập một hệ thống cộng tác viên đông đảo, thường xuyên rao bán rùa tại các hội nhóm trên Facebook; sau đó rồi lén lút bán rùa cho khách hàng ở khắp các tỉnh thành bằng cách gửi chuyển phát nhanh qua các ứng dụng Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh…; hoặc gửi hàng qua các tuyến xe khách nội địa.

Nhức nhối vấn nạn mua bán, nuôi nhốt trái phép các loại rùa cạn quý hiếm ảnh 3
Nhức nhối vấn nạn mua bán, nuôi nhốt trái phép các loại rùa cạn quý hiếm ảnh 4

Tại cơ sở Poppet Shop, rùa Sulcata nhỏ có giá khoảng 1,3 triệu đồng; rùa chân đỏ giá từ 3 triệu đến 6 triệu đồng và rùa da báo có giá từ 4 triệu đến gần hơn 20 triệu đồng tuỳ loại.

Trong vai khách hàng có nhu cầu muốn mua rùa cạn quý hiếm, PV đã liên hệ với hai cửa hàng chuyên kinh doanh các loại bò sát ở Hà Nội có tên Vietpet Garden Shop 2 (số nhà 23, ngách 38, ngõ 55 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội) và Poppet Shop (số 18 ngõ 152 Hào Nam, quận Đống Đa, Hà Nội). Theo đó, tại Vietpet Garden Shop rùa Sulcata 13-15cm được bán với giá 3,5 triệu đồng và rùa sao Ấn Độ 8-10cm có giá 5 triệu đồng.

Đối với Poppet Shop, rùa Sulcata kích thước nhỏ được bán với giá khoảng 1,3 triệu đồng; rùa chân đỏ giá từ 3 triệu đến 6 triệu đồng và rùa da báo có giá từ 4 triệu đến hơn 20 triệu đồng tuỳ loại.

Ngoài rùa cạn thì tại hai cơ sở Vietpet Garden Shop và Poppet Shop còn buôn bán công khai rất nhiều loại bò sát như trăn, rắn, kỳ đà, thằn lằn, tắc kè...; cùng thức ăn, phụ kiện, chuồng nuôi. Tuy nhiên, việc buôn bán này liệu có hợp pháp và có đúng với các quy định của pháp luật hay không lại chính là dấu hỏi lớn chưa có lời giải; rất cần có sự vào cuộc quyết liệt từ các cơ quan chức năng.

Là một người đam mê và đã có nhiều năm tìm hiểu về các loài bò sát, anh V.Đ (Hà Nội) cho biết, phần lớn các loài rùa cạn để làm thú cưng tại Việt Nam hiện nay đều đang được “bán chui”, “nuôi chui”. Rùa cạn được nhập lậu về Việt Nam từ Thái Lan, vì vậy mà nguồn cung rùa cạn đều tới từ các tỉnh phía Nam.

“Tại TP.HCM, có một số cá nhân chuyên nhập và buôn bán bò sát, rùa cạn, cùng nhiều loại sinh vật ngoại lai từ Thái Lan về Việt Nam, đó là P.H.A.K, N.T.V.T… Những người này thường nhận order rùa cạn và các loại sinh vật từ Thái Lan về Việt Nam, thậm chí anh P.H.A.K còn có trại nuôi rùa Sulcata sinh sản. Chỉ cần có tiền là có thể dễ dàng mua được các loại rùa quý hiếm từ những người này”, anh Đ. cho biết.

Nhức nhối vấn nạn mua bán, nuôi nhốt trái phép các loại rùa cạn quý hiếm ảnh 5
Nhức nhối vấn nạn mua bán, nuôi nhốt trái phép các loại rùa cạn quý hiếm ảnh 6

Còn tại Vietpet Garden Shop, rùa Sulcata kích thước 13-15cm được bán với giá 3,5 triệu đồng và rùa sao Ấn Độ 8-10cm có giá 5 triệu đồng.

Ngang nhiên vi phạm pháp luật

Để chứng minh lời nói của mình, anh Đ. cung cấp cho PV Ngày Nay một số đường dẫn đến trang cá nhân trên Facebook có tên “Phan Huỳnh Anh Khoa” và “Nguyễn Thanh Vũ Tạo”; cùng đường dẫn đến Fanpage có tên “Rùa Cạn Sài Gòn – Sulcata, Leopard, Aldabra” và “Đảo Rùa Cạn Sulcata Sài Gòn”.

Ghi nhận thực tế cho thấy, trên các trang cá nhân và Fanpage này đều có đăng tải nhiều bài viết có nội dung quảng cáo và chào bán các loại rùa cạn. Đáng chú ý, trên Fanpage “Đảo Rùa Cạn Sulcata Sài Gòn” có ghi rõ địa chỉ 159 đường Phan Huy Ích (quận Tân Bình, TP.HCM).

Liên lạc tới số điện thoại 0941778839 cùng được đăng tải trên Facebook “Phan Huỳnh Anh Khoa” và “Đảo Rùa Cạn SulcataSài Gòn”, khi ngỏ ý muốn mua rùa cạn ngoại lai, PV được một người đàn ông tên Khoa hướng dẫn liên lạc qua ứng dụng Zalo để trao đổi cụ thể. Tuy nhiên, qua trò chuyện, người này tỏ ra rất cảnh giác khi nhiều lần tìm cách truy hỏi PV và lập tức chủ động ngắt liên lạc ngay sau đó. Còn đối với Facebook “Nguyễn Thanh Vũ Tạo”, PV được người này “báo giá” 3,5 triệu đồng cho một cá thể rùa Sulcata 10cm.

Nhức nhối vấn nạn mua bán, nuôi nhốt trái phép các loại rùa cạn quý hiếm ảnh 7
Nhức nhối vấn nạn mua bán, nuôi nhốt trái phép các loại rùa cạn quý hiếm ảnh 8

Trên trang cá nhân "Phan Huỳnh Anh Khoa" và Fanpage “Đảo Rùa Cạn Sulcata Sài Gòn” - địa chỉ 159 đường Phan Huy Ích (quận Tân Bình, TP.HCM), đều có đăng tải số điện thoại 0941778839 cùng nhiều bài viết có nội dung quảng cáo và chào bán các loại rùa cạn.

Theo Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), hiện nay, việc mua bán các loại rùa quý hiếm tại Việt Nam đang diễn ra khá công khai trên các trang mạng xã hội. Các cá thể rùa bản địa và ngoại lại thuộc loại nguy cấp, quý hiếm hiện đang bị nuôi nhốt và buôn bán trái phép để làm cảnh.

Trong những năm gần đây, cơ quan chức năng đã giải cứu và tịch thu thành công hàng nghìn cá thể rùa quý hiếm từ các vụ việc có liên quan. Hoạt động nuôi nhốt và buôn bán này tiểm ẩn nhiều mối nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học nếu các cá thể này bị thả về tự nhiên cũng như nguy cơ lan truyền các dịch bệnh nguy hiểm có nguồn gốc từ động vật hoang dã.

Đặc biệt, các loài rùa bản địa và rùa ngoại lai như: rùa núi vàng, rùa sa nhân, rùa sao Ấn Độ, rùa bức xạ, rùa sao Myanmar (hay còn gọi là rùa sao Miến Điện), rùa da báo… đều là các loại rùa thuộc diện nguy cấp, quý hiếm, nằm trong “Sách đỏ Việt Nam” và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

Nhức nhối vấn nạn mua bán, nuôi nhốt trái phép các loại rùa cạn quý hiếm ảnh 9

Tương tự như vậy, Facabook “Nguyễn Thanh Vũ Tạo” và Fanpage “Rùa Cạn Sài Gòn – Sulcata, Leopard, Aldabra” cũng có nhiều bài viết mang nội dung quảng cáo và chào bán các loại rùa cạn.

Cụ thể, rùa bức xạ (Astrochelys radiata), rùa sao Myanmar (Geochelone platynota), rùa sao Ấn Độ thuộc Phụ lục I Công ước CITES (CITES I); rùa sulcata (Centrochelys sulcata), rùa da báo (Stigmochelys pardalis), rùa núi vàng, rùa sa nhân thuộc Phụ lục II Công ước CITES (CITES II). Việc mua bán và nuôi nhốt các loài rùa đã và đang ảnh hưởng đáng kể đến công tác bảo tồn, bảo vệ các loài động vật hoang dã trên toàn cầu.

Cũng theo ENV, việc nuôi nhốt, mua bán rùa không có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp và không đáp ứng các điều kiện khác theo quy định là hành vi vi phạm pháp luật. Người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt tù tối đa đối với cá nhân lên đến 15 năm tù theo quy định, tùy theo loài bị vi phạm, số lượng hoặc giá trị các cá thể bị vi phạm, hành vi nuôi nhốt, buôn bán trái phép các cá thể rùa.

Hành vi quảng cáo trái phép các loài rùa bị cấm đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật như rùa bức Xạ, rùa sao Myanmar và rùa sao Ấn Độ cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 70-100 triệu đồng theo quy định tại Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

Ngày Nay sẽ tiếp tục thông tin!

Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi phát biểu tại buổi lễ (Ảnh VOV)
Hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trọng thể tại LB Nga
(Ngày Nay) -  Ngày 7/5, Đại sứ quán Việt Nam ở LB Nga đã phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật người Việt Nam tại LB Nga đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024). Tham dự buổi lễ có đông đủ cán bộ Đại sứ quán, các cơ quan đại diện bên cạnh Đại sứ quán, đại diện các hội đoàn người Việt Nam tại LB Nga.
Israel tuyên bố kiểm soát cửa khẩu Rafah
Israel tuyên bố kiểm soát cửa khẩu Rafah
(Ngày Nay) - Vào ngày 7/5, Israel tuyên bố nắm quyền kiểm soát cửa khẩu Rafah nằm ở khu vực biên giới giữa dải Gaza- lãnh thổ của người Palestine và sa mạc Sinai của Ai Cập.
Ảnh minh họa
Tốc độ internet tại tỉnh Điện Biên ở mức cao nhất Việt Nam
(Ngày Nay) -  Theo số liệu mới nhất của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Điện Biên đang là tỉnh có tốc độ internet băng rộng cố định nhanh nhất Việt Nam. Đây là kết quả đo kiểm ghi nhận từ hệ thống đo tốc độ truy cập internet (VNNIC Internet speed) do Trung tâm Internet Việt Nam vận hành.
Alibaba cải tổ nền tảng thương mại Taobao
Alibaba cải tổ nền tảng thương mại Taobao
(Ngày Nay) - Tập đoàn Alibaba đang tiến hành một cuộc cải tổ đặc biệt đối với nền tảng thương mại điện tử Taobao trước lễ hội mua sắm hàng năm lớn thứ hai tại Trung Quốc 618 (diễn ra vào ngày 16/8).
Nikkei Asia: Giá cà phê nguyên liệu Việt Nam tăng mạnh
Nikkei Asia: Giá cà phê nguyên liệu Việt Nam tăng mạnh
(Ngày Nay) - Giá thành quốc tế của cà phê robusta đang ngày càng tăng do thời tiết không thuận lợi, kéo theo sự gia tăng của mức tiêu thụ tại thị trường châu Á và nhu cầu tiêu thụ sầu riêng từ Trung Quốc.
Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng vinh danh những nhà phân phối có kết quả kinh doanh xuất sắc tại Hội nghị Nhà phân phối Ô tô điện VinFast toàn quốc 2024.
VinFast công bố nhận cọc VF 3 với giá đặc biệt chỉ từ 235 triệu đồng
(Ngày Nay) - Trong khuôn khổ Hội nghị Nhà phân phối Ô tô điện VinFast toàn quốc 2024, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu Phạm Nhật Vượng đã công bố nhận đặt cọc sớm cho mẫu xe điện mini VF 3, với mức giá ấn tượng chỉ từ hơn 200 triệu đồng, cùng nhiều đặc quyền vượt trội cho khách hàng.
VinFast VF3 có giá bán chính thức
VinFast VF3 có giá bán chính thức
(Ngày Nay) - Ngày 7/5/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Nhà phân phối Ô tô điện VinFast toàn quốc 2024 diễn ra tại Hà Nội, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu Phạm Nhật Vượng đã chính thức công bố nhận đặt cọc sớm cho mẫu xe điện thông minh VF 3.