Những biến đổi cơ thể của phi hành gia khi sống trong vũ trụ

Xương sống dài ra, chân nhỏ đi, hệ miễn dịch suy giảm… là những biến đổi cơ thể của phi hành gia khi sống trong vũ trụ.
Những biến đổi cơ thể của phi hành gia khi sống trong vũ trụ

BusinessInsider dẫn lời các nhà khoa học khẳng định, nếu ở ngoài không gian trong thời gian dài, cơ thể người sẽ chịu một số tác động nhất định.

Và đối với các nhà phi hành gia sống và làm việc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) (cách Trái đất 400km, trong 6 đến 12 tháng) những biến đổi cơ thể này là điều không thể tránh khỏi.

Những biến đổi cơ thể của phi hành gia khi sống trong vũ trụ - anh 1

Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS cách Trái đất 400km

Cột sống kéo dài ra

Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể của các phi hành gia có thể tăng 3% khi ở trong vũ trụ một thời gian.

Những biến đổi cơ thể của phi hành gia khi sống trong vũ trụ - anh 2

Trung bình 1 tháng, các phi hành gia cao lên 5cm

Lý do, do ở môi trường trọng lực rất yếu, các đĩa đệm ở giữa các đốt sống ở trạng thái nghỉ và giãn ra, giống như khi nhấc một vật nặng ra khỏi lò xo.

Khi trở về Trái Đất vài tháng, chiều cao mới trở lại bình thường.

Xem thêm:

1. Khám phá bí mật cuộc sống của phi hành gia trong vũ trụ

2. 10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ 1)

3. Hubble – ‘nhãn cầu’ quan sát vũ trụ rộng lớn của Trái Đất

Nhão cơ bắp

Trong môi trường không trọng lực, cơ bắp của các phi hành gia gần như ‘thừa thãi’. Do không cần vận dụng đến cơ bắp, chúng sẽ bị co lại.

Do đó, để tình trạng này không xảy ra, các phi hành gia thường luyện tập thể dục 2 giờ/ngày để duy trì cơ bắp.

Loãng xương

Phi hành gia có thể bị loãng xương với tốc độ 1% mỗi tháng, khiến xương giòn và dễ gãy khi trở về Trái Đất.

Để khắc phục, họ bắt buộc phải tập thể dục và có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Hệ miễn dịch suy giảm

Theo các nhà khoa học, sống lâu trong môi trường không trọng lực có thể khiến phi hành gia suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến họ dễ nhiễm trùng, mẫm cảm…

Khó ngủ

Vì ngủ trong các túi ngủ ở môi trường không trọng lực khiến các phi hành gia mới lên ISS rất khó ngủ.

Những biến đổi cơ thể của phi hành gia khi sống trong vũ trụ - anh 3

Các phi hành gia thường khó ngủ trong môi trường vô trọng lượng và trong túi ngủ chật chội này

Suy giảm chức năng các giác quan

Do áp suất thay đổi, khiến chất lỏng trong cơ thể di chuyển không như trên mặt đất, khiến các phi hành gia bị phù mặt và hay nghẹt mũi.

Do không ngửi thấy mùi thức ăn nên vị giác của họ cũng kém nhạy. Việc ăn

uống không còn là thú vui như ở trên mặt đất.

Những biến đổi cơ thể của phi hành gia khi sống trong vũ trụ - anh 4

Bộ quần áo bảo hộ của phi hành gia trị giá 12 triệu USD

Nhiễm bức xạ vũ trụ

Khí quyển Trái Đất che chắn khoảng 99% các bức xạ vũ trụ có hại, nhưng phi hành gia không nhận được sự bảo vệ này.

Bức xạ vũ trụ có thể phá hỏng DNA, gây ung thư, đục thủy tinh thể và một số bệnh khác. Nguy cơ do bức xạ tại ISS tăng khoảng 30 lần so với trên mặt đất.

Do đó, các phi hành gia thường xuyên đeo một thiết bị theo dõi lượng bức xạ để có sự điều chỉnh phù hợp.

Bức xạ vũ trụ là chùm tia các hạt có năng lượng cao phóng vào khí quyển Trái Đất từ không gian (bức xạ sơ cấp) và bức xạ thứ cấp được sinh ra do các hạt đó tương tác với các hạt nhân nguyên tử trong khí quyển với thành phần gồm hầu hết là các hạt cơ bản.

Bức xạ vũ trụ sơ cấp đẳng hướng trong không gian và không đổi theo thời gian. Bức xạ vũ trụ có tính sát thương mạnh.

Trang Ly (T/h)

Bình luận
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
(Ngày Nay) - Từ ngày 10/5-25/5, triển lãm “Mosul, một cuộc phục hưng kiến trúc” mở cửa đón công chúng tại các sảnh đường uy nghi và lịch sử của Thư viện Quốc gia Marciana ở Venice. Khách tham quan được tìm hiểu cách UNESCO dẫn dắt công cuộc tái thiết các công trình biểu tượng tại thành phố Mosul của Iraq, nơi từng bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố Daesh. 
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
(Ngày Nay) - Kính màu có một lịch sử phong phú không kém gì màu sắc rực rỡ của nó. Dù kính màu đã xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại và từng được sử dụng ở La Mã cổ, nhưng đến thế kỷ IV – khi Kitô giáo bắt đầu xây dựng các nhà thờ – nghệ thuật kính màu mới thực sự phát triển mạnh.
Cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên cùng người dân địa phương tuần rừng tại khu vực xã Cúc Đường (Võ Nhai).
Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
(Ngày Nay) - Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng trước đây là Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, là một khu rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh Thái Nguyên và cả nước, thành lập năm 1999, được xem là lá phổi xanh tự nhiên của tỉnh. Khu dự trữ có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vỹ, hệ động thực vật rất phong phú, đa dạng và hệ sinh thái rừng núi đá đặc trưng, có giá trị bảo tồn cao.
Joan Agajanian Quinn tại căn nhà ở Beverly Hills của bà
Hơn nửa thế kỷ, nhà sưu tập Joan Agajanian Quinn là trái tim của cộng đồng nghệ thuật Los Angeles
(Ngày Nay) - Hơn 50 năm qua, Joan Agajanian Quinn đã đặt ra những câu hỏi mà ai cũng muốn có câu trả lời. Là một nhà báo tài ba, bà đã từng là biên tập viên khu vực West Coast của tạp chí Interview, LA Herald Examiner, và là người dẫn chương trình phỏng vấn trên truyền hình với các chương trình như The Joan Quinn Profiles và Beverly Hills View. Với Quinn, sự chú ý luôn phải dành cho các nghệ sĩ mà bà và người chồng quá cố, Jack Quinn, đã hỗ trợ trong suốt nhiều thập kỷ.
Đông đảo người dân và du khách chăm chú lắng nghe thuyết minh về cuộc đời Bác Hồ.
TP Hồ Chí Minh: Triển lãm tái hiện dấu ấn lịch sử và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Ngày 15/4, hai triển lãm đặc biệt trưng bày 2 chuyên đề “Từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975” và “Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ngôn ngữ điêu khắc” đã khai mạc tại TP Hồ Chí Minh, đánh dấu kỷ niệm các dấu mốc lịch sử trọng đại của dân tộc.