Những 'cái tát' chấn động nền giáo dục năm 2018

Năm 2018 nổi cộm lên vấn đề bạo lực học đường, đặc biệt là bạo hành giữa thầy và trò, giữa thầy cô và phụ huynh, gây bức xúc dư luận. Sẽ không ngoa nếu nói đó là những “cái tát” của nền giáo dục.

Báo Kiến Thức xin điểm qua một số vụ việc chấn động trong giáo dục năm 2018:

1. Long An: Phụ huynh bắt cô giáo quỳ gối xin lỗi

Ngày 28/2/2018, tại trường Tiểu học Bình Chánh (huyện Bến Lức). Ông Võ Hòa Thuận đến trường phản ánh về việc cô giáo Nh. phạt học sinh quỳ gối (con ông Thuận và một số học sinh khác) trong lớp học làm cháu sợ không dám đến lớp.

Những 'cái tát' chấn động nền giáo dục năm 2018 ảnh 1

Ngôi trường xảy xa vụ việc phụ huynh bắt cô giáo quỳ gối xin lỗi.

Cô Nh. thừa nhận sự việc trên và xin lỗi về hành vi trên. Tuy nhiên, ông Thuận không chấp nhận, yêu cầu cô Nh. phải quỳ xin lỗi.

Ông Huỳnh Công Sơn, hiệu trưởng của Trường Tiểu Bình Chánh can ngăn, đứng ra xin lỗi và hứa sẽ xử lý cô Nh. Thế nhưng, khi sự việc vẫn chưa giải quyết xong, hiệu trưởng vội đi dự giờ. Lúc này, ông Thuận lại bắt cô Nh. quỳ. Và, cô đã phải quỳ đúng 40 phút.

Sau đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ gửi công văn tới Chủ tịch UBND tỉnh Long An đề nghị có giải pháp bảo vệ danh dự, uy tín nhà giáo.

Sau sự việc này, hiệu trưởng trường này đã phải làm bản tường trình, kiểm điểm và đề nghị lên cơ quan cấp trên xin thôi giữ chức vụ hiệu trưởng.

2. Bến Tre: Cô giáo bị học sinh bóp cổ ngay trong lớp

Ngày 2/3/2018, trong giờ tiếng Anh ở lớp 8/8, trường THCS Tân Thạch, cô giáo C.T.N - phát hiện một học sinh nữ không tập trung môn học mà xem bài môn học khác. Cô N. nhắc nhở nhiều lần mà nữ sinh này không nghe, nên đã thu vở của học sinh này.

Những 'cái tát' chấn động nền giáo dục năm 2018 ảnh 2

Ngôi trường xảy ra vụ việc cô giáo bị học sinh bóp cổ ngay trong lớp.

Sau đó, một học sinh nam có tên là N.V.M.T lớn tiếng văng tục, đến bóp cổ cô N. Khi các bạn trong lớp đến can ngăn thì cô N. mới được giải thoát. Được biết, N. là học sinh cá biệt của trưởng, hạnh kiểm trung bình.

Sau khi xảy ra vụ việc, nhà trường đã quyết định kỷ luật, đình chỉ 1 năm  với học sinh này.

3. Hải Phòng: Cô giáo phạt học sinh uống nước giẻ lau bảng

Vụ việc xảy ra vào đầu tháng 4/2018 tại lớp 3A5, trường Tiểu học An Đồng (Hải Phòng).

Cụ thể, học sinh P.P.A nói chuyện với bạn trong giờ học và bị cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương phát hiện, nhắc nhở và bắt phải uống nước từ giẻ lau bảng.

Những 'cái tát' chấn động nền giáo dục năm 2018 ảnh 3

Cháu P.A diễn lại cảnh uống nước rẻ lau.

"Cô bảo bạn cùng lớp đi vắt một cốc cho cháu uống. Lúc đầu cháu không uống, cô liền đếm 1,2,3 và bảo: Có uống không?.

Cháu đưa cốc nước lên và uống hết nửa cốc. Nhưng cô bảo cốc nước loãng quá nên bảo bạn đi vắt thêm nước từ giẻ lau bảng bắt cháu uống. Sau đó, cô bảo cháu vào lớp súc miệng bằng nước sạch", cháu P.P.A kể.

Cô Hương đã thừa nhận hành vi trên. Nhà Trường đã quyết định chấm dứt hợp đồng đối với cô giáo có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo.

4. Cô giáo mầm non để cả lớp đánh hội đồng một trẻ (Ninh Bình)

Ngày 28/8 clip về lớp mầm non Rainbow với nhiều trẻ đánh hội đồng một bạn học sinh khác trong lớp trước mặt cô giáo mà không hề có sự can ngăn

Những 'cái tát' chấn động nền giáo dục năm 2018 ảnh 4

Cảnh nhiều trẻ đánh hội đồng một bạn học sinh tại trường mầm non Rainbow.

Sau đó, đại diện trường cùng với giáo viên đã đến xin lỗi gia đình trẻ bị đánh hội đồng, gia đình cháu cũng đã đồng ý nhận lời xin lỗi và tiếp tục cho con theo học trường.

Sau khi họp đội đồng kỷ luật, nhà trường đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng với 3 giáo viên.

5. Giáo viên chủ nhiệm tát vào mặt, đá vào mông học sinh (TP.HCM)

Do nghỉ ốm không làm bài tập, con của chị H.L học lớp 5/2, Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (TP HCM) bị thầy giáo Nguyễn Phú Quốc, chủ nhiệm lớp tát và đánh. Quá bức xúc, phụ huynh tố cáo lên nhà trường.

Những 'cái tát' chấn động nền giáo dục năm 2018 ảnh 5

Ngôi trường xảy ra vụ việc giáo viên chủ nhiệm tát vào mặt, đá vào mông học sinh.

Bà Vũ Thị Sen, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lương Thế Vinh thừa nhận có sự việc trên. Theo phản ánh của một số phụ huynh, giáo viên này thường sử dụng hình thức tát vào mặt và đá vào mông khi học sinh mắc lỗi.

Sau khi bị nhắc nhở, thầy Quốc vẫn tái diễn, do đó, Nhà trường đình chỉ công tác để xử lý kỷ luật.

7. Cô giáo chỉ đạo lớp tát học sinh 231 cái (Quảng Bình)

Vào chiều ngày 19/11/2018, em H.L.N. (11 tuổi, học sinh lớp 6.2 - Trường THCS xã Duy Ninh) có lỡ miệng nói tục ngoài sân trường, bị đội cờ đỏ ghi vào sổ.

Giáo viên Nguyễn Thị Phương Thủy liền đưa ra hình phạt là ép toàn bộ học sinh trong lớp tát liên tiếp vào má N. Theo lời N., tổng cộng mà em học sinh này phải nhận là 231 cái tát từ 23 bạn (mỗi bạn 10 cái) và lĩnh 1 tát từ cô chủ nhiệm. Ngoài ra, qua tìm hiểu, có 10 học sinh khác cùng lớp bị cô Thủy trừng phạt theo cách này. Tổng cộng 11 học sinh trong lớp mà đã hứng trọn 901 cái tát rất mạnh (vì tát nhẹ sẽ bị cô Thủy bắt tát lại).

Những 'cái tát' chấn động nền giáo dục năm 2018 ảnh 6

Cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy chỉ đạo lớp tát học sinh 231 cái.

Ngày 26/11/2018, Công an huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã khởi tố vụ án "Hành hạ người khác" theo điều 140 Bộ Luật hình sự.

8. Đình chỉ cô giáo cho học sinh tát bạn 50 cái ở Hà Nội

Ngày 3/12/2018, em P. - học sinh lớp 2A5 - bị bạn cùng lớp tát 20 cái, bị bầm tím mặt. Em P. được cho là đã nói bậy và cô chủ nhiệm đã yêu cầu bạn Đ. tát P. 50 cái. Đ. tát đến cái thứ 20, P. khóc lớn vì đau, cô giáo yêu cầu dừng lại.

Phụ huynh của em P. cho biết về nhà, con tỏ ra vô cùng sợ hãi khi kể lại sự việc và không muốn đi học nữa.

Những 'cái tát' chấn động nền giáo dục năm 2018 ảnh 7

Ngôi trường nơi xảy ra sự việc.

Ông Lê Tiến Nhật - Bí thư Quận ủy Đống Đa, Hà Nội - cho biết giáo viên bị phụ huynh tố bắt học sinh tát bạn gây bức xúc dư luận đã bị tạm đình chỉ công tác để làm rõ vụ việc.

Theo Kiến Thức
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
(Ngày Nay) - Ngày 3/12, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn công tác đã đến thăm và chúc mừng Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn nhân kỷ niệm 25 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2024).