Những hình ảnh ấn tượng hiếm có về bóng thủy tinh nổ tan tành ở tốc độ 130.000 FPS

Destin Wilson Sandlin đã mang đến chương trình Smarter Every Day đoạn video ghi lại khoảnh khắc bóng thủy tinh nổ tung với một chiếc camera có tốc độ 130.000 khung hình/giây. Đây quả thực là những hình ảnh ấn tượng hiếm có.
Những hình ảnh ấn tượng hiếm có về bóng thủy tinh nổ tan tành ở tốc độ 130.000 FPS

Thông thường, nếu bạn thả thủy tinh nóng chảy vào trong một thùng nước lạnh, nó sẽ nhanh chóng được làm nguội và có hình dạng một con nòng nọc với một đầu tròn và một cái đuôi dài, nhọn. Bạn có biết làm cách nào để “con nòng nọc” đó nổ tung không? Nếu bạn nghĩ đến việc dùng búa để đập thì đó không phải cách hiệu quả nhất đâu.

Thay vào đó, bạn có thể dùng một chiếc kìm để kẹp chặt vào phần đuôi thủy tinh và điều bất ngờ bạn sẽ thấy trong đoạn video dưới đây. Đó thực sự là một hiện tượng thú vị, và xảy ra quá nhanh để chúng ta có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Do đó với một chiếc camera có tốc độ 130.000 khung hình trên giây sẽ giúp chúng ta hiểu được chuyện gì đã xảy ra.

Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là Drops Prince Rupert. Trên thực tế, khi thả thủy tinh nóng chảy vào một thùng nước lạnh, nhiệt độ của nước sẽ làm lớp bên ngoài nguội đi rất nhanh. Nhanh đến mức ngay cả khi lớp bên ngoài đã chuyển thành thể rắn thì bên trong vẫn đang là thủy tinh lỏng.

Và khi bên trong bắt đầu nguội đi, nó co lại và gây ra một lực làm căng lớp thủy tinh bên ngoài. Lực này khiến cho thủy tinh cứng hơn, ngoại trừ phần đuôi. Phần đuôi quá mỏng do đó cả phần bên trong và bên ngoài nguội đi gần như cùng lúc.

Do đó phần đuôi là điểm yếu nhất mà khi bị phá vỡ, chênh lệch áp suất sẽ khiến toàn bộ bóng thủy tinh nổ tung chứ không chỉ đơn thuần là vỡ vụn.

Những hình ảnh ấn tượng hiếm có về bóng thủy tinh nổ tan tành ở tốc độ 130.000 FPS - anh 1

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu rất nhiều liên quan đến hiện tượng này. Vì nó liên quan đến sức bền vật liệu, độ đàn hồi và cả quy trình hoạt động của các túi magma (vòm đá bên dưới núi lửa).

Xem thêm:

- Khoảnh khắc tuyệt đẹp khi Mặt trăng đi ngang qua Trái đất

- Robot thám hiểm của NASA chụp được ảnh "người ngoài hành tinh"

Minh Châu (t/h)

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.