Theo cô giáo Nguyễn Thị Diệu An, học sinh bị mất điểm nhiều nhất có lẽ tập trung vào những loạt câu hỏi kiến thức cơ bản. Đây là những câu hỏi mà các em đã tìm đường ra đường lối để giải nhưng chỉ cần một chút sai sót thì sẽ chọn đáp án sai. Ở phần này, học sinh giỏi cũng dễ mất điểm.
Phần tiếp theo mà cô giáo Nguyễn Thị Diệu An chỉ ra là việc đọc đề không kỹ dẫn đến ngộ nhận câu hỏi. Lỗi này là do các em vẫn còn tính chủ quan, vội vàng nên đôi khi mất điểm ngay ở chính những câu cơ bản để gỡ điểm. Thậm chí, có những câu học sinh không phân tích được đề bài do không học chắc kiến thức cơ bản. Lỗ hổng kiến thức sẽ khiến các em học sinh không làm được những bài toán vận dụng vào bài thi.
Về phần kiến thức thì nhiều học sinh nhầm lẫn kiến thức phổ biến giữa: Nguyên hàm hay đạo hàm; Cực trị có thể nhầm là cực tiểu; Điểm cực đại hay giá trị cực đại; Tiệm cận đứng hay tiệm cận ngang; Tập xác định của hàm số, luỹ thừa hay hàm số logarit.
“Còn một phần mà học sinh hay nhầm lẫn giữa kiến thức và khái niệm của khối hình tròn xoay”, cô Nguyễn Thị Diệu An cho biết.
Ngoài ra, những lỗi học sinh có thể gặp khi làm bài thi Toán như: Học sinh nhớ sai công thức. Việc áp dụng công thức ở các câu hỏi sai, nhầm lẫn dẫn đến kết quả sai hoặc không có đáp án; Kỹ năng tính toán còn phụ thuộc nhiều vào máy tính.