Những món ăn nổi tiếng sinh ra từ "tai nạn" làm bếp

Ốc quế, sữa chua, Chocolate chip cookie, Bánh sandwich, Coca,...là những món ăn sinh ra từ những ... tai nạn nghề nghiệp.
Những món ăn nổi tiếng sinh ra từ "tai nạn" làm bếp

Ốc quế

Những món ăn nổi tiếng sinh ra từ "tai nạn" làm bếp - anh 1
Những năm đầu thế kỷ 20, kem đã không còn xa lạ với nhiều người, nhưng phần ốc quế trong loại kem ốc quế hiện đại lại là một phát minh rất tình cờ ra đời tại thời điểm đó. Tại hội chợ St.Louis World's Fair năm 1904, một người bán kem tên Abe Doumar đã cuộn một vài chiếc bánh ngọt mềm để giúp một người bán khác giữ kem của ông ta khỏi bị tan chảy. Mặc dù vẫn có nhiều cách giải thích cùng những câu chuyện khác nhau nhưng phần lớn mọi người đều cho rằng đây là nguồn gốc sáng tạo của chiếc ốc quế ngày nay.

Sữa chua

Những món ăn nổi tiếng sinh ra từ "tai nạn" làm bếp - anh 2

Sữa chua đã có lịch sử rất lâu dài, bắt nguồn từ một thực phẩm phổ biến ở các quốc gia giáp biển Địa Trung Hải. Việc tạo ra sữa chua đến từ một tai nạn nhỏ khi vận chuyển sữa. Sữa được đặt trong bao da dê, sự kết hợp của sữa và vi khuẩn từ các bao chứa đã khiến sữa đông lại, dẫn tới quá trình lên men gây chua tự nhiên. Nhân loại đã đón nhận món ăn phổ biến hàng đầu thế giới một cách tình cờ như thế.

Chocolate chip cookie

Những món ăn nổi tiếng sinh ra từ "tai nạn" làm bếp - anh 3

Món bánh quy giòn rụm với những hạt chocolate vui mắt hấp dẫn đã rất quen thuộc với tất cả chúng ta, nhưng ít ai biết rằng đây là kết quả của sự cố gắng bất thành trong một nhà hàng ở Massachusetts: Đầu bếp Ruth Wakefield phát hiện mình đã hết sạch chocolate nấu chảy, nên để tạo ra món bánh quy có hương vị chocolate, cô bèn nghĩ ra cách trộn trực tiếp vụn chocolate vào bột làm bánh. Dĩ nhiên, những vụn socola này không thể tan chảy khi đưa vào lò, và từ đó chúng ta có món bánh quy hạt chocolate như ngày nay.

Bánh sandwich

Những món ăn nổi tiếng sinh ra từ "tai nạn" làm bếp - anh 4

Các phiên bản bánh mì kẹp thịt hiện nay phổ biến tới mức chúng có mặt ở mọi nền văn hóa. Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng nhiều người tin rằng một nhà quý tộc được phong tước Earl of Sandwich (một danh hiệu dành cho các quý tộc Anh) tên John Montagu đã yêu cầu người giúp việc mang cho mình món ăn nhẹ bao gồm một miếng thịt kẹp giữa hai lát bánh mì khi đang tham gia một trò chơi. Người ta nói ông đã suy nghĩ về điều này như một cách tuyệt vời để có bữa ăn thuận lợi khi không có nhiều thời gian dùng bữa chính. Chiếc bánh sandwich nổi tiếng đã ra đời từ đó, mang theo một phần tên tước hiệu của người sáng tạo ra sản phẩm.

George Crum

Những món ăn nổi tiếng sinh ra từ "tai nạn" làm bếp - anh 5

Những lát khoai tây chiên mỏng tan giòn rụm chúng ta thấy ngày nay đều bắt nguồn từ một "cuộc trả thù" khá ngộ nghĩnh. Vào năm 1853, đầu bếp George Crum nhận được lời phàn nàn từ khách hàng về món khoai rán của mình, rằng những lát khoai bị thái quá dầy. Bất mãn với điều này, Crum đã nghĩ ra cách "trả đũa" bằng việc cắt những khoanh khoai tây mỏng như giấy và chiêu đãi vị khách nọ. Tuy nhiên, độ mỏng giòn không ngờ của món khoai đã khiến khách hàng thích thú và khoai tây chiên George Crum nổi tiếng từ đó.

Ice pop

Những món ăn nổi tiếng sinh ra từ "tai nạn" làm bếp - anh 6
Ice pop chính là tên gọi Tiếng Anh chính thức của món kem que trong suốt hình ống dài, làm từ nước trái cây hoặc nước có ga đông lạnh. Đây là công thức kem dễ làm , thơm ngon và đầy màu sắc, luôn hấp dẫn trẻ em. Thực chất là "bằng sáng chế" Ice pop cũng thuộc về một cậu bé.
Năm 1905, cậu bé Frank Epperson, 11 tuổi, đã để quên ống hút của mình trong ly soda uống dở. Thời tiết lạnh giá đặc biệt năm đó đã khiến soda đông lạnh hoàn toàn sau một đêm. Sang ngày hôm sau, Frank rút ống hút ra và thích thú phát hiện là mình vừa sáng tạo một cách làm kem hoàn toàn mới. Đến nay, công thức ice pop vẫn được giữ nguyên và nó trở thành món kem làm tại nhà dễ dàng nhất.

Tarte tatin

Những món ăn nổi tiếng sinh ra từ "tai nạn" làm bếp - anh 7
Tarte tatin là chiếc bánh tart đậm chất Pháp với công thức "lật ngược" khá độc đáo. Với bánh tart bình thường, người ta sẽ xếp nhân lên lớp bột rồi cho vào lò nướng, trong khi đó với tarte tatin, bột sẽ được đổ lên nhân rồi đem nướng, khi ăn thì gỡ bánh ra khỏi khay và...lật ngược lại.
Công thức độc đáo này xuất phát từ câu chuyện truyền miệng về tình huống "dở khóc dở cười" của chị em nhà Tatin: Người ta nói rằng hai cô gái sỡ hữu một khách sạn nhỏ ở vùng Lamotte Beuvron. Một ngày nọ do quá mệt mỏi vì lượng công việc đồ sộ, cô chị Stéphanie Tatin làm cháy xém phần đường và táo đang thắng trong chảo. Không thể đặt phần nhân xấu xí này lên mặt bánh, cô bèn nghĩ ra cách chữa cháy là...đổ bột lên toàn bộ phần táo caramel, phủ kín chúng rồi đưa thẳng vào lò. Điều bất ngờ đã xảy ra khi thực khách tỏ ra thích thú với hương vị cùng hình dáng đặc biệt của chiếc bánh, "bánh tarte úp ngược" trở thành biểu tượng nổi tiếng của khách sạn Tatin và dần dần được gọi bằng tên của hai chị em - Tarte tatin.

Crepe Suzette

Những món ăn nổi tiếng sinh ra từ "tai nạn" làm bếp - anh 8
Ra đời từ sự vụng về của anh bồi bàn Henri Charpentier, món bánh crepe sốt cam đường với hương rượu nhẹ thoang thoảng đã trở thành món ăn trứ danh của nước Pháp. Trong buổi chiêu đãi hoàng tử xứ Wales, Henri được giao việc chuẩn bị bánh crepe và anh chàng đã để lửa to, khiến phần sốt bị nấu quá chín. Hóa ra, hỗn hợp cam đường quá lửa ấy lại tạo ra một hương vị ngọt ngào khó quên khiến hoàng tử vô cùng hài lòng, và món bánh trở nên nổi tiếng.
Về cái tên Suzette, có giả thuyết cho rằng nó được đặt theo tên vị khách xinh đẹp đi cùng hoàng tử hôm đó, lại có người nói nó được đặt theo tên một diễn viên Pháp.

Sốt Worcestershire

Những món ăn nổi tiếng sinh ra từ "tai nạn" làm bếp - anh 9
Vốn đã nổi danh như một trong những loại sốt nướng thịt đậm đà và phổ biến nhất, nhưng Worcestershire đã từng là sản phẩm hỏng bị lãng quên trong nhiều năm trời. Vào thế kỉ 19, hai nhà hóa học John Wheeley Lea và William Henry Perrins nhận được đơn đặt hàng để sáng chế một loại sốt chua-cay có hương vị Ấn. Nhưng khi sản phẩm ra đời, sản phẩm của hai nhà hóa học này lại có vị nồng khá đặc trưng và không mang chút phong cách Ấn Độ nào. Công thức này vì thế đã bị bỏ quên một thời gian dài, đến khi được "khai quật" trở lại và thử nghiệm thành công rực rỡ trên món thịt nướng, Worcestershire được biến thành thành loại sốt nướng thịt được ưa chuộng hàng đầu thế giới.
Sốt Worcestershire là một nguyên liệu ướp thịt lý tưởng vì độ đặc của sốt dễ bám vào miếng thịt khi ướp, đồng thời, sốt làm cho món thịt nướng có hương vị mặn - ngọt rất lạ miệng. Hiện nay, loại sốt này đóng một vai trò quan trọng không chỉ trong ẩm thực châu Âu mà còn của một số nước châu Á, đặc biệt là trong ẩm thực hiện đại Trung Quốc.

Rượu Champagne

Những món ăn nổi tiếng sinh ra từ "tai nạn" làm bếp - anh 10

Mặc dù rượu champagne lần đầu tiên được sản xuất phổ biến ở một vùng quê nước Pháp vào khoảng năm 1697 nhưng nhiều người tin rằng trước đó một bác sĩ người Anh tên Christopher Merret đã đưa ra khái niệm về thức uống có cồn từ năm 1660. Khi đó, vị bác sĩ đã xác định rằng việc thêm đường vào rượu rồi đóng chai sẽ dẫn tới quá trình lên men thứ hai, tạo ra loại rượu có vị ngọt. Tuy lịch sử rượu champagne có chút tranh cãi nhưng không ai có thể phủ nhận sử phổ biến trên toàn thế giới hiện nay của loại đồ uống này.

Coca

Những món ăn nổi tiếng sinh ra từ "tai nạn" làm bếp - anh 11

Coca là đồ uống không cồn nổi tiếng nhất thế giới, đó là hiện thực hiển nhiên không ai có thể phủ nhận. Tuy vậy, loại đồ uống có ga này lại thực sự bắt nguồn từ một thức uống có cồn. Ban đầu, loại rượu chứa thành phần coca được biết tới với tên gọi Pemberton's French Wine Coca là phát minh của tiến sĩ John Stith Pemberton vào năm 1885. Ông đã sáng chế loại thức uống này nhằm giúp các bệnh nhân bình ổn tinh thần. Sau đó, loại đồ uống trên buộc phải loại bỏ thành phần chứa cồn bởi đối diện với một lệnh cấm từ chính quyền. Coca không cồn chính thức xuất hiện từ đó và nhanh chóng trở thành bí quyết thành công của nhiều hãng sản xuất nước có ga trên thế giới.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.