Những 'người sắt' Việt chinh phục ba môn phối hợp

0:00 / 0:00
0:00
[Ngày Nay] - Triathlon vừa được bổ sung vào chương trình thi đấu SEA Games 31 trong sự  phấn khích cao độ của cộng đồng những người tham dự ba môn bơi – đạp- chạy đặc biệt này tại Việt Nam. Từ 20 vận động viên đầu tiên, giờ con số người tập luyện triathlon đã chạm mốc 1.500 với đối tượng vô cùng đa dạng và đặc biệt. 
Những 'người sắt' Việt chinh phục ba môn phối hợp

Số “người sắt” chạm mốc 1.500 

Hành trình của Triathon (3 môn phối hợp bơi- đạp- chạy) tại Việt Nam khởi đầu từ cuộc thi “Người sắt” (Ironman) lần đầu ra mắt ở thành phố biển Đà Nẵng cách đây mới 5 năm. Khi ấy, nước chủ nhà mới chỉ khoảng 20 VĐV quốc tịch Việt Nam tham dự, bên cạnh hàng trăm VĐV chuyên và không chuyên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Từ việc còn rất lạ lẫm với việc phải bơi 1,9km, sau đó lên đạp xe 90km và kết thúc bằng việc chạy bán marathon (21,1km), giờ đây, số lượng người tập và chơi bộ môn đòi hỏi cả thể lực lẫn tài chính này đã lên 1.500.

Phát triển chóng mặt từ những mùa đầu tiên với chỉ khoảng hai chục người tham dự, số VĐV Việt Nam tại cuộc thi Ironman 70.3 Vietnam tại Đà Nẵng vào mùa hè hàng năm đã tăng theo cấp số nhân. Giải gần nhất năm 2019, trong số khoảng 2.200 VĐV tham dự thì đó có đến gần một nửa (khoảng 1.000 người) là VĐV nội.

Những 'người sắt' Việt chinh phục ba môn phối hợp ảnh 1

Giải từ quy mô nhỏ bé đã được nâng tầm lên Giải Vô địch châu Á Thái Bình Dương, thu hút nhiều VĐV chuyên nghiệp tầm cỡ thế giới, trong đó có cả nhà vô địch thế giới Patrick Lange (Đức) tham dự. Từ Ironman 70.3 Vietnam, cuộc thi triathlon có tuổi đời dài nhất, hàng loạt cuộc thi tương tự đã ra đời tại Việt Nam. Từ Challenge Vietnam đến TRI-Factor rồi Sunset Bay Triathlon đều đã ra mắt thành công ở Việt Nam.

Những người vượt “đỉnh”, họ là ai?

Thành phần tập luyện 3 môn phối hợp ở Việt Nam bây giờ rất đa dạng. Từ những người thành đạt, có địa vị cao trong xã hội đến những người làm văn phòng, có thu nhập đôi khi “chỉ đủ ăn”. Đáng chú ý trong giới triathlon phong trào bây giờ phải kể đến chị Lê Thị Thu Thủy, Chủ tịch hãng xe ô tô Vinfast của Tập đoàn Vingroup và anh Lê Hồng Minh, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn công nghệ VNG. Đây là hai trong số những gương mặt tiêu biểu làng triathlon phong trào tại Việt Nam.

Không chỉ là những người có chuyên môn giỏi trong lĩnh vực sở trường của mình, các CEO này còn khiến hàng nghìn nhân viên dưới trướng mình phải lác mắt vì thành tích chơi thể thao đỉnh. Đều ở độ tuổi sắp 50, nhưng cả hai “hổ báo” này đều sở hữu thành tích chơi triathlon không kém các đàn em trẻ tuổi.

Những 'người sắt' Việt chinh phục ba môn phối hợp ảnh 2

Chị Thu Thủy từng giành suất tham dự giải Vô địch Thế giới IRONMAN 70.3 tại Nice (Pháp) sau khi đạt thành tích cao ở nhóm tuổi của mình tại Ironman 70.3 Vietnam 2019. Nữ doanh nhân sinh năm 1974 còn xuất sắc nằm trong Top 3 nữ tại Sunset Bay Triathlon 2019 lần đầu được tổ chức tại Tuần Châu (Quảng Ninh). Trong khi đó, anh Lê Hồng Minh dù không có nhiều thành tích cao ở nhóm tuổi của mình, nhưng cũng đã từng tham dự chẳng thiếu giải nào ở môn triathlon hay tham dự cả cự ly khủng 70km tại Vietnam Mountain Marathon 2019.

Dân chơi triathlon bây giờ còn quy tụ nhiều hảo thủ ở các lĩnh vực khác như “rái cá” Lâm Quang Nhật, người từng giành huy chương vàng bơi 1500m SEA Games 2013, đã quyết định rẽ ngang sang môn bơi-đạp-chạy và hiện là một trong những nam VĐV triathlon nổi bật nhất tại Việt Nam hiện nay. Lâm Quang Nhật cũng vừa đại diện Việt Nam lần đầu tham dự môn triathlon tại SEA Games 30 ở Philippines tháng 12/2019.

Chỉ cần nhìn vào đội tuyển triathlon Việt Nam dự SEA Games 30 vừa qua thì có thể thấy người “chơi tri” đến từ những ngành nghề phong phú như thế nào. Từ kiện tướng bơi lộ Phạm Thúy Vi, Nguyễn Thị Kim Xuyên, đến PT, giảng viên yoga Trần Văn Nhân, VĐV xe đạp Nguyễn Thị Phương Trinh, VĐV chạy phong trào từng suýt trở thành cầu thủ bóng đá Nguyễn Tiến Hùng, hay chàng kỹ sư Lê Hoàng Vũ, doanh nhân Cao Ngọc Hà…

Những 'người sắt' Việt chinh phục ba môn phối hợp ảnh 3

Khi phong trào chơi triathlon đã trở thành một lối sống lành mạnh của nhiều người thì các CLB “người cùng sở thích” bắt đầu ra đời. Từ Viet Nam Triathlon Club với gần 5.000 thành viên cho đến Hanoi Triathlon Club với ngót nghét 2.000 thành viên… thì đủ thấy sự phát triển đến chóng mặt của bộ môn này tại Việt Nam.

Cộng đồng triathlon đòn nhận niềm vui kép khi môn này được bổ sung vào chương trình SEA Games 31 và Liên đoàn Triathlon Việt Nam cũng hoàn tất mọi thủ tục để Đại hội thành lập. Điều đặc biệt, Liên đoàn này đã cam kết sẽ đứng ra chịu trách nhiệm tổ chức môn này mà không cần kinh phí của Nhà nước.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.